Ford Transit là một trong những dòng xe thương mại lâu đời nhất hiện nay với hơn 50 năm có mặt trong thị trường. Ford Transit luôn đổi mới và phát triển để khẳng định vị thế của mình qua từng thế hệ, đáp ứng được các nhu cầu ngày càng khó tính từ khách hàng.
Ford Transit lần đầu tiên được nguyên cứu và phát triển vào năm 1953. Trong thời gian ngắn, mẫu xe này đã tạo nên một cơn sốt trên thị trường châu Âu. Thế hệ đầu tiên của Ford Transit được nhận sẽ là có nhiều nét tương đồng với Microbus huyền thoại của Volkswagen.
Vào tháng 10, năm 1968 tại Langley, Anh - cơ sở của Ford, thế hệ thứ 2 của Ford Transit được ra mắt. Thế hệ này tồn tại gần như một phiên bản duy nhất trong suốt 12 năm cho đến lần nâng cấp lớn nhất vào năm 1978.
Thế hệ này sử dụng động cơ V4 1.7L và 2.0L sản sinh công suất tối đa 43 mã lực. Hãng xe đến từ Mỹ đã phát triển trên thế hệ này vô số phiên bản khác nhau, bao gồm: xe tải trục cơ sở dài, ngắn, xe thùng kín, xe bán tải,...
Thế hệ thứ 3 được giới thiệu vào cuối năm 1978 với 6 phiên bản thương mại chính: xe van, minibus, xe bán tải gầm cao và gầm thấp, xe đặc chủng và xe du lịch Crewbus.
Toàn bộ các phiên bản đều sở hữu đến chiều dài cơ sở 2.690mm. Các tùy chọn động cơ bao gồm: xăng 1.6L OHC, 2.0L OHC và diesel 2.4L. Với nhiều đặc điểm nổi bật, Ford Transit thế hệ thứ 3 nhanh chóng trở nên thu hút với khách hàng, trở thành mẫu xe thương mại hạng nhẹ phổ biến nhất trên thế giới.
Ford Transit thế hệ thứ 4 sử dụng lại nền tảng của Ford Transit thế hệ thứ 2 được ra mắt vào đầu năm 1986. Ngoại hình đổi mới với sự tối giản, thiết kế đơn khối với phần kính chắn gió và nắp ca-pô chung một góc độ.
Năm 1992, phiên bản nâng cấp thay đổi hệ thống treo trước độc lập hoàn toàn kiểu MacPherson. Phần đèn Pha thay đổi thành dạng thiết kế tròn, tăng sự mới lạ cho mẫu xe. Thế hệ này sử dụng 4 tùy chọn động cơ chính bao gồm: I4 2.0L, V6 2.9L, V6 2.9L, V6 3.0L và I4 2.5L.
Thế hệ thứ 5 của mẫu xe này được sản xuất trong giai đoạn từ đầu năm 1994 đến 2003. Ở thị trường châu Âu, xe được phân phối đến hết năm 2000. Còn tại các thị trường khác thì xe được phân phối đến năm 2003.
Tại thị trường châu Âu, thế hệ thứ sáu của Ford Transit chính thức được trình làng vào giữa năm 2000, đổi mới toàn bộ về thiết kế cả nội và ngoại thất.
Động cơ được cung cấp với 2 lựa chọn: hệ dẫn động cầu trước hoặc cầu sau, hộp số tự động Durashift. Các tùy chọn động cơ gồm: xăng 2.3L 16 van, diesel 2.0L và 2.4L. Các động cơ này tạo ra công suất lớn hơn và khả năng tiết kiệm nhiên liệu vượt trội hơn.
Năm 2002, hãng xe Mỹ bổ sung thêm động cơ diesel 2.0L, động cơ này được tích hợp công nghệ phun nhiên liệu áp suất cao với ống dẫn chung.
Mẫu xe này đã nhận được giải thưởng “Xe Van quốc tế của năm” vào năm 2001.
Thế hệ thứ 7 được trình làng vào năm 2006. Xe được thiết kế với vẻ ngoài quý phái và mới mẻ.
Xe được trang bị nhiều tiện nghi mới như chìa khóa điều khiển từ xa, ghế hành khách có thể ngả từng chiếc độc lập, quạt gió trên nóc, dàn âm thanh số động.
Thế hệ mới được đánh giá tốt về công nghệ phun nhiên liệu áp suất cao qua đường dẫn dung TDCi sử dụng cho tất cả động cơ Diesel. Công nghệ này tạo ra công suất lớn và khả năng tiết kiệm nhiên liệu vượt trội hơn. Hai tùy chọn động cơ bao gồm I4 2.0L cho công suất tối đa 125 mã lực và động cơ I4 2.3L cho công suất tối đa 135Hp.
Thiết kế của Ford Transit thế hệ thứ tám vô cùng ấn tượng, đặc biệt ở hốc hút gió được mạ crom, hệ thống đèn chiếu sáng điều chỉnh được góc chiếu sáng điều chỉnh được góc chiếu, cản trước chắc chắn, đèn sương mù tiêu chuẩn, bậc đứng hỗ trợ lau kính chắn gió phía trước.
Phần nội thất của xe cũng có rất nhiều điểm thay đổi lớn tạo nên không gian rộng rãi và tiện nghi. Ghế có tựa lưng và tựa đầu được thiết kế liền khối, tựa lưng ghế sau có thể điều chỉnh độ nghiêng từng ghế riêng biệt mang lại cảm giác thoải mái tối đa. Hệ thống điều hòa hai dàn lạnh, hệ thống âm thanh gồm Radio AM/FM và CD một đĩa cùng dàn âm thanh 4 loa là những tiện nghi nổi bật trên xe.
Tháng 6, năm 2003, thế hệ thứ 6 trên toàn cầu của Ford Transit trở thành thế hệ đầu tiên tại thị trường Việt Nam. Xe có 2 phiên bản minibus 16 chỗ với động cơ diesel 2.4L hoặc động cơ xăng 2.3.
Các tiện nghi đáng chú ý trên xe bao gồm: gương chiếu hậu to bản và có chống đọng nước. Bậc lên xuống chuyển theo động tác đóng/mở cửa trượt. Phần ghế ngồi cho hành khách có thể ngả tựa lưng.
Về tính năng an toàn, xe được trang bị túi khí cho người lái, dây đai an toàn cho ghế hành khách và hệ thống chống bó cứng.
Ford Transit thế hệ thứ hai tại Việt Nam tương ứng với thế hệ thứ 7 trên thế giới.
Hầu hết các trang bị không có sự khác biệt, xe có cửa giá điều hòa nhiệt độ cho từng ghế, ghế ngồi có thể điều chỉnh ngả gập tựa lưng, bậc lên xuống hoạt động theo thao tác đóng/mở. Các trang bị như âm thanh, điều hòa không khí, gương chiếu hậu được giữ nguyên qua từng đợt nâng cấp.
Ford Việt Nam ra mắt mẫu Transit thế hệ thứ ba với ngoại hình của một chiếc xe buýt nhỏ cùng với những trang bị mới hiện đại và sang trọng hơn.
Xe có kiểu thiết kế gây ấn tượng với hốc hút gió được mạ crom. Hệ thống đèn chiếu sáng mới bao gồm đèn sương mù tiêu chuẩn, bậc đứng lau kính chắn gió phía trước.
Phần nội thất của xe có nhiều điểm đổi mới tạo nên một không gian thoải mái và sang trọng. Ghế có tựa lưng và tựa đầu được thiết kế liền khối, độ nghiêng từng ghế có thể dễ dàng điều chỉnh bằng tay kéo. Hệ thống điều hòa hai dàn lạnh với khả năng làm mát siêu nhanh.
Tại Việt Nam, Ford Transit thế hệ mới đã xuất hiện với ngoại hình vô cùng sang trọng.
Ở Việt nam, rất nhiều người lựa chọn mẫu xe này để chạy dịch vụ, chở hành khác. Để tăng trải nghiệm của các hành khách, nhiều chủ xe lựa chọn nâng cấp thêm các trang bị mới.
-Nguồn: Tin tổng hợp
- Tham khảo thêm nhiều bài viết liên quan: