Việc điều chỉnh chân phanh trên ô tô đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hiệu suất phanh và đảm bảo an toàn khi lái xe. Đặc biệt, nếu được điều chỉnh đúng cách, hệ thống phanh sẽ bền bỉ hơn và giúp hạn chế rủi ro trong quá trình di chuyển. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp thông tin về kỹ thuật điều chỉnh chân phanh khi lái xe ô tô mà bạn có thể tham khảo.
Mục tiêu của kỹ thuật điều chỉnh phanh khi lái xe ô tô là hướng dẫn cho tài xế biết được các thao tác điều chỉnh độ giơ chân phanh. Đây là điều cực kỳ quan trọng vì nó có thể tăng hiệu quả nhanh, tức là phanh sẽ có tác dụng một cách nhanh chóng khi ta đạp phanh đúng lực và đúng thời điểm dừng khẩn cấp.

Dưới đây là một số tình trạng thường gặp sai lầm khi điều chỉnh độ giơ chân Pedal phanh không phù hợp:
- Độ giơ quá lớn: Xảy ra hiện tượng kêu bất thường khi chạy xe và giảm hiệu quả dừng xe khẩn cấp.
- Độ giơ quá nhỏ: Gây ra hiện tượng kẹt phanh, cháy má phanh, hỏng đĩa phanh, trống phanh và các chi tiết khác.

- Xác định tình trạng chân phanh khi hoạt động.
- Kiểm tra độ giơ chân phanh.
- Kiểm tra mức dầu phanh, tình trạng rò rỉ dầu phanh và cơ cấu má phanh, đĩa phanh và trống phanh.
- Đo độ giơ chân phanh và điều chỉnh giá trị tiêu chuẩn 10mm.
- Kiểm tra lực phanh trên băng thử phanh khi phanh hoạt động tốt nhất.
- Kiểm tra xác nhận và thử xe trên đường thử để có thể chắc chắn rằng phanh xe hoạt động hiệu quả.

Kiểm tra hoạt động của chân phanh và độ giơ của chân phanh

Tắt máy, tháo tấm lót chân, dùng tay ấn Pedal và đo độ giơ bằng thước thẳng. Độ giơ Pedal phanh với tiêu chuẩn lớn nhất là 10mm.

Điều chỉnh độ giơ chân Pedal phanh.

Nới lỏng đai ốc hãm => dùng kềm răng vặn ty để điều chỉnh tăng/giảm.

Kiểm tra hoạt động của phanh tốt và hiệu suất cao khi chạy xe ở trên đường.
Trên đây là tổng hợp thông tin về kỹ thuật điều chỉnh chân phanh khi lái xe ô tô, hy vọng thông qua bài viết này có thể giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích và vận dụng một cách tốt nhất.
Nguồn: VATC