Có không ít chủ xe có thói quen tự rửa xe ô tô tại nhà để tiết kiệm chi phí cũng như thời gian di chuyển đến gara. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, chủ xe nên lưu ý những điều dưới đây khi rửa xe ô tô tại nhà.
Trên thực tế cho thấy thì hầu hết các chủ xe khi rửa xe tại nhà đều dùng các dung dịch có sẵn như bột giặt, nước rửa chén, nước giặt để rửa và chăm sóc xe của mình mà không hề hay biết những điều này lại gây ảnh hưởng trực tiếp đến lớp xe cũng như các chi tiết khác ở trên xe.

Theo như những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc xe thì đây được xem là việc làm hoàn toàn sai vì nước rửa chén, bột giặt hay nước giặt vốn chứa rất nhiều chất tẩy rửa, tính kiềm cao,.. từ đó gây ra tình trạng nhanh hỏng, bạc màu ở lớp sơn xe.
Sau khi rửa xe ô tô tại nhà thì nhiều chủ xe thường tận dụng những quần áo, khăn cũ không dùng để lau xe. Tuy nhiên thì theo như các chuyên gia việc làm này hoàn toàn sai. Bởi khi sử dụng các khăn lau khô cứng, không đảm bảo chất lượng kết hợp cùng với cách lau không hợp lý sẽ dễ gây ra những vết xước theo vòng xoáy trên bề mặt sơn xe.

Sau khi di chuyển quãng đường dài, nhiều tài xế thường chọn rửa xe dưới trời nắng gắt để xe khô nhanh hơn. Tuy nhiên, đây không phải là lựa chọn tốt, vì sự thay đổi nhiệt độ đột ngột dưới ánh mặt trời có thể khiến lớp sơn ngoại thất bị ảnh hưởng.

Bên cạnh đó, nước và hóa chất tẩy rửa còn sót lại trên bề mặt xe sẽ bay hơi nhanh, dễ tạo thành các vết ố cứng đầu, lâu dần có thể dẫn đến bong tróc sơn. Do đó, thời điểm lý tưởng để rửa xe là vào sáng sớm, chiều muộn hoặc tại những khu vực có bóng râm để bảo vệ bề mặt xe tốt hơn.
Không ít người dùng khi lái xe ô tô sau một chặng đường dài hoặc nhiều giờ trong thành phố,... Khi rửa xe liền xịt nước ngay vào bốn bánh xe để có thể loại bụi bẩn trên đó. Điều này tưởng tường vô hại nhưng nếu thực hiện trong một thời gian sẽ khiến cho đĩa phanh bị hư hại, bởi trong quá trình ô tô vận hành, đĩa phanh và má phanh vào nhau sẽ tích tụ nhiệt. Nếu như đĩa phanh bị cong vênh sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất phanh và nghiêm trọng hơn sẽ khiến phanh bị hỏng và gây ra tai nạn.

Chính vì thế, sau khi lái xe một chặng đường dài, nếu như xe quá bẩn và muốn rửa xe thì các chủ xe nên đỗ xe ở chỗ mát, để các bộ phận được tản nhiệt, đĩa phanh má phanh nguội mới tiến hành thực hiện.
Khi vệ sinh xe, nhiều chủ xe có thói quen tự làm sạch khoang động cơ. Mặc dù khu vực này được bảo vệ bởi nắp capô, nhưng sau thời gian sử dụng, bụi bẩn và dầu mỡ tích tụ có thể cản trở quá trình tản nhiệt của động cơ.

Một số người khi mở nắp capô thường dùng vòi nước áp lực cao để xịt rửa trực tiếp. Tuy nhiên, điều này có thể gây nguy hiểm do nước có thể thấm vào các mối nối điện, làm tăng nguy cơ chập cháy.
Theo các chuyên gia, để đảm bảo an toàn khi vệ sinh khoang động cơ, chủ xe nên sử dụng băng keo chống thấm để che chắn các đầu nối điện. Thay vì dùng nước, nên lựa chọn dung dịch vệ sinh chuyên dụng để làm sạch từng chi tiết máy và các bộ phận khác một cách hiệu quả hơn.
Nhiều người thường rửa xe tại nhà ngay trong sân hoặc gara và có thói quen để xe đứng yên sau khi rửa xong. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc để xe một chỗ khi vẫn còn nước đọng trong các khe hở có thể làm tăng nguy cơ han gỉ, đặc biệt ở các bộ phận như gầm xe, má phanh, la-zăng…
Vì vậy sau khi rửa xe, chủ xe nên lau khô kỹ các chi tiết và nếu có điều kiện, nên di chuyển xe một quãng ngắn. Điều này giúp nước còn sót lại bay hơi nhanh hơn, hạn chế ảnh hưởng đến các bộ phận kim loại trước khi cất xe vào chỗ đậu.
Nhiều người khi tự rửa ô tô tại nhà thường chỉ sử dụng một xô nước pha dung dịch tẩy rửa để lau xe.
Tuy nhiên, thói quen này có thể vô tình làm hại lớp sơn xe. Sau mỗi lần lau, cát bụi bám trên khăn có thể rơi vào xô nước, và khi tiếp tục lau, những hạt cát nhỏ này có thể tạo ra các vết xước li ti trên bề mặt sơn. Vì vậy, để tránh tình trạng này, nên sử dụng nhiều nước để rửa trôi bụi bẩn trước khi lau, giúp bảo vệ lớp sơn tốt hơn.
Nguồn: Tổng hợp