Khung gầm là bộ phận cốt lõi của một chiếc ô tô, giữ vai trò nền tảng giúp liên kết và nâng đỡ toàn bộ hệ thống cơ khí, động cơ cùng thân xe. Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết các loại khung gầm ô tô thông qua bài viết dưới đây.
Khung gầm hình thang là loại khung gầm tồn tại lâu đời nhất tính tới thời điểm hiện nay. Giống như tên gọi thì loại khung gầm này có hình dáng giống như một cái thang.
![](https://auto365.vn/uploads/images/tintuc/2025/t2/tong-hop-khung-gam-o-to/khung-gam-hinh-thang-o-to.jpg)
Loại khung xe này thường được chế tạo từ thép và có thiết kế đặc trưng với hai thanh dọc dài đối xứng, đóng vai trò chịu lực chính cùng nhiều thanh ngang ngắn được bố trí đan chéo để tăng độ ổn định.
Nhờ cấu trúc vững chắc mà khung gầm này có khả năng chịu tải trọng lớn cũng như các lực tác động theo phương dọc khi xe phanh gấp hoặc tăng tốc. Bên cạnh đó, do các bộ phận không được gắn cố định nên quá trình lắp ráp, sửa chữa hay thay thế trở nên thuận tiện hơn.
Tuy nhiên thì nhược điểm của khung gầm hình thang là độ cứng xoắn thấp, khiến nó kém hiệu quả trong việc chịu lực tác động theo phương thẳng đứng hoặc khi xe bị xóc nảy. Vì vậy, khi di chuyển qua những khúc cua gắt thì loại khung gầm này không mang lại sự ổn định và an toàn tối ưu.
Khung gầm xương sống hay còn được gọi là khung gầm đơn, có thiết kế đơn giản với một ống hình trụ chạy dọc theo trọng tâm xe, kết nối trục trước và trục sau, tạo thành một bộ khung chính vững chắc. Phần bên trong của ống này có không gian để bố trí trục lái. Nhờ cấu trúc đặc biệt mà loại khung gầm này có khả năng chịu lực tốt trên nhiều dạng địa hình phức tạp, nên thường được sử dụng cho các dòng xe thể thao cỡ nhỏ.
![](https://auto365.vn/uploads/images/tintuc/2025/t2/tong-hop-khung-gam-o-to/khung-xuong-song.jpg)
Một nhược điểm lớn nhất của loại khung gầm này là việc lắp ráp, sửa chữa trục truyền động của xe khá phức tạp, dẫn đến tình trạng chi phí sản xuất và bảo dưỡng khung gầm hình xương sống tăng cao. Do đó mà giá thành của những loại xe này cũng có giá đắt hơn so với những dòng xe khác trên thị trường.
Khung gầm nguyên khối được thiết kế dưới dạng một cấu trúc liền mạch, kết hợp chặt chẽ với lớp vỏ bên ngoài để tạo thành một khối thống nhất, trông giống như một chiếc lồng bảo vệ. Cấu trúc này được hình thành từ nhiều tấm kim loại nhỏ ghép và hàn lại với nhau, giúp tăng độ cứng xoắn, nâng cao khả năng chịu lực và đảm bảo an toàn tối ưu.
![](https://auto365.vn/uploads/images/tintuc/2025/t2/tong-hop-khung-gam-o-to/khung-gam-nguyen-khoi.jpg)
Ngoài ra thì do thiết kế khung giống như một chiếc lồng, sàn xe được tích hợp trực tiếp với hệ thống gầm, giúp hạ thấp trọng tâm xe, mang lại sự ổn định cao hơn khi vào cua.
Khung gầm xe hình ống được chế tạo từ các ống thép, với thiết kế gồm nhiều ống tròn hoặc vuông sắp xếp theo nhiều hướng khác nhau, tạo nên một kết cấu vững chắc, độ bền cao và khả năng chịu lực ấn tượng. Nhờ những ưu điểm này, đây được xem là loại khung gầm tốt nhất và giúp đảm bảo an toàn tối đa cho người sử dụng. Chính vì vậy, khung gầm hình ống được ứng dụng phổ biến trong các dòng xe đua tốc độ cao.
![](https://auto365.vn/uploads/images/tintuc/2025/t2/tong-hop-khung-gam-o-to/khung-gam-hinh-ongo-yo.jpg)
Loại khung gầm này có cấu trúc tương tự khung gầm nguyên khối, nhưng điểm khác biệt nằm ở chất liệu chế tạo. Thay vì sử dụng thép nguyên tấm như khung gầm liền khối, loại này được làm từ nhôm, giúp giảm đáng kể trọng lượng so với khung thép. Nhờ đó, chi phí sản xuất cũng thấp hơn, mang lại lợi thế về giá thành.
![](https://auto365.vn/uploads/images/tintuc/2025/t2/tong-hop-khung-gam-o-to/khung-gam-khong-gian-bang-nhom-o-to.jpg)
Trên đây là tổng hợp toàn bộ thông tin về các loại khung gầm ô tô hiện nay mà trung tâm VATC muốn gửi đến bạn. Hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp các anh có thêm kiến thức bổ ích cho bản thân.
Nguồn: VATC