Đèn bi gầm, đèn pha, đèn xi nhan, đèn phanh,... là những dòng được lắp đặt trên ô tô, mỗi dòng đèn này đều có tác dụng riêng mà nếu như người dùng không sử dụng đúng cachs thì có thể gây ra những nguy cơ tai nạn, đồng thời có thể cũng sẽ bị CSGT xử phạt theo quy định.
Hệ thống đèn trên ô tô được xem là bộ phận quan trọng và không thể thiếu trên mỗi chiếc xe. Mặc dù khác nhau về thiết kế và tính năng, nhưng hầu hết những dòng xe đều phải trang bị đầy đủ các loại đèn cơ bản trên xe với những tác dụng khác nhau nhằm tăng an toàn khi lái.
Việc biết và sử dụng các loại đèn trang bị trên xe một cách thành thạo không chỉ giúp tài xế lái xe an toàn hơn mà còn là sự tuân thủ của người sử dụng phương tiện giao thông đối với quy định về giao thông đường bộ, từ đó tránh bị các lực lượng chức năng như CSGT “hỏi thăm”. Ngoài ra thì khi một trong những đèn cơ bản của ô tô bị hỏng hoặc hoạt động không đúng thì xe có thể bị từ chối đăng kiểm.
Đèn Cos hay còn được gọi là đèn chiếu gần, loại đèn này có góc chiếu sáng gần, thấp và được sử dụng thường xuyên nhất khi di chuyển trong khu dân cư, đường phố có đèn đường, và giúp cho tài xế quan sát rõ ràng ở những khu vực có điều kiện ánh sáng yếu mà không gây ra tình trạng chói mắt cho người di chuyển đối diện.
Theo Điều 20 Luật Giao thông đường bộ 2008 và Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về việc bật đèn xe như sau: Người lái xe phải bật đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19h tối hôm trước đến 5h sáng hôm sau, khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn, bật đèn chiếu sáng gần khi chạy qua hầm đường bộ,...
BẢNG GIÁ ĐÈN BI LED MỚI NHẤT
Đèn Pha hay còn gọi là đèn chiếu xa, loại đèn này thường có cường độ chiếu sáng vô cùng mạnh mẽ với góc chiếu sáng cao, giúp cho tài xế dễ dàng quan sát được các biển báo và các chướng ngại vật khi di chuyển trên đường cao tốc vào ban đê, ngoài khu dân cư cao tốc, đường một chiều, đường đèo dốc không có xe đi ngược lại.
Theo Điều 20 Luật Giao thông đường bộ 2008 và Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: Không được bật đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định; không được bật đèn chiếu xa khi tránh xe ngược chiều.
Với lỗi "không bật đèn chiếu sáng" hoặc "sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư và chạy trong hầm đường bộ ", lái xe ô tô có thể bị phạt tiền từ 800 nghìn đến 1 triệu đồng theo khoản 3, Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Đèn sương mù hay còn được gọi là đèn bi gầm, thuộc dòng đèn chiếu sáng cho xe. Thông thường thì đèn sương mù được lắp đặt ở vị trí cản trước và nằm thấp hơn so với đèn chiếu sáng chính của xe. Đèn sương mù thường sẽ được tách biệt hệ thống điều khiển so với đèn chính để có thể dùng độc lập khi cần thiết.
Các dòng đèn sương mù thường được ưa chuộng là ánh sáng vàng, giúp phá sương mù hay mưa phùn tốt hơn những nhiệt màu trắng của đèn pha. Ngoài ra thì lắp đặt đèn sương mù còn giúp tài xế dễ dàng quan sát được vạch kẻ đường và mặt đường hơn.
BẢNG GIÁ ĐÈN BI GẦM MỚI NHẤT
Đèn xi nhan (signal) là một trong những loại đèn tín hiệu quan trọng trên xe ô tô, thường được lắp đối xứng ở phần đầu và đuôi xe. Một số mẫu xe còn trang bị đèn xi nhan ở hông hoặc tích hợp trên gương chiếu hậu, giúp người tham gia giao thông dễ dàng nhận biết ý định chuyển hướng của xe.
Chức năng đèn khẩn cấp là một tính năng đặc biệt của đèn xi nhan. Khi kích hoạt, cả hai đèn xi nhan sẽ nhấp nháy đồng thời liên tục thay vì chỉ sáng ở một bên như thông thường.
Đèn hậu đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các phương tiện khác nhận diện xe vào ban đêm. Thường được bố trí ở hai bên rìa đuôi xe và có màu đỏ đặc trưng, đèn hậu kết nối chung công tắc với hệ thống đèn chiếu sáng. Do đó, khi bật đèn pha phía trước, đèn hậu phía sau cũng tự động phát sáng.
Nếu đèn hậu không hoạt động thì tài xế khác có thể khó xác định được vị trí và kích thước của xe, dẫn đến nguy cơ mất an toàn khi ước lượng khoảng cách hoặc thực hiện các thao tác vượt xe trên đường.
Đèn phanh ô tô thường được tích hợp trong cụm đèn hậu ở hai bên đuôi xe và đôi khi có thêm một đèn phanh đặt giữa để tăng khả năng nhận diện. Với màu đỏ đặc trưng, đèn phanh phát sáng mạnh hơn so với đèn hậu, đảm nhận vai trò cảnh báo cho các phương tiện phía sau rằng xe phía trước đang giảm tốc hoặc dừng lại. Nhờ vậy, xe phía sau có thể điều chỉnh vận tốc kịp thời, tránh xảy ra va chạm.
Đèn báo phanh trung tâm đặt cao ở phần đuôi xe
Đèn phanh sẽ hoạt động khi người lái đạp phanh. Đặc biệt, trên một số mẫu xe điện hiện đại, đèn phanh có thể được cài đặt sáng tự động khi người lái chỉ cần nhả chân ga và xe bắt đầu giảm tốc.
Đèn lùi thường được lắp đặt trong cụm đèn hậu, nằm gần vị trí của đèn xi nhan và có ánh sáng màu trắng. Đèn này sẽ tự động bật khi xe chuyển sang số lùi (R). Chức năng chính của đèn lùi là cung cấp ánh sáng hỗ trợ người lái quan sát khi lùi xe, đồng thời cảnh báo các phương tiện phía sau rằng xe phía trước đang thực hiện thao tác lùi.
Tương tự như đèn hậu, đèn soi biển số hoạt động đồng thời khi bật đèn pha, với nhiệm vụ chính là chiếu sáng biển số phía sau, giúp dễ dàng nhận diện phương tiện trong điều kiện ánh sáng kém.
Theo Khoản 2, Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt tiền từ 300.000 - 400.000 đồng nếu vi phạm các lỗi như: không trang bị đầy đủ đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn phanh, đèn tín hiệu, cần gạt nước, gương chiếu hậu,... hoặc có các thiết bị này nhưng chúng không hoạt động hiệu quả hoặc không đáp ứng tiêu chuẩn thiết kế.
Nguồn: tổng hợp