Buồng đốt động cơ ô tô là bộ phận cốt lõi, giữ vai trò then chốt trong quá trình chuyển hóa nhiên liệu thành năng lượng để xe vận hành. Đây chính là nơi mà hỗn hợp nhiên liệu và không khí được đốt cháy, tạo ra áp suất và nhiệt lượng, từ đó sinh công để đẩy piston và làm quay trục khuỷu. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin chi tiết về buồng đốt động cơ, giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên lý hoạt động và áp dụng hiệu quả trong quá trình sửa chữa ô tô.
Buồng đốt động cơ hay còn được gọi là buồng cháy. Đây là khoang kín nằm bên trong động cơ đốt trong của xe. Trong đó bao gồm hỗn hợp nhiên liệu, không khí và xăng (hòa khí) được đốt cháy ở nhiệt độ không đổi. Từ đó tạo ra quá trình sinh công giúp cho động cơ làm việc.

Buồng đốt động cơ được thiết kế để chịu được sự biến đổi đột ngột của áp suất và nhiệt độ, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa năng lượng từ quá trình đốt cháy thành công suất hoặc lực tác động, trước khi khí thải được đưa ra ngoài. Cấu trúc của buồng đốt được giới hạn bởi nắp xi lanh, thành xi lanh và đỉnh piston.
Buồn đốt động cơ làm việc theo quy trình sau:
Bước 1: Đầu tiên là bộ chế hòa khí hút không khí từ môi trường bên ngoài. Sau đó hòa cùng nhiên liệu và đẩy hỗn hợp này vào buồng đốt.
Bước 2: Buồng đốt có pittong chuyển động quay.
Bước 3: Piston sẽ bắt đầu quá trình nén hỗn hợp không khí nhiên liệu khi chúng được đưa vào.
Bước 4: Khi quá trình này kết thúc thì một bugi sẽ đánh lửa hỗn hợp.
Bước 5: Hỗn hợp nhiên liệu và không khí bị đốt cháy giúp tạo ra luồng khí có nhiệt độ và áp suất cao bên trong buồng đốt động cơ.
Bước 6: Sau khi thời điểm quá trình đốt cháy hoàn thành thì piston sẽ đẩy hỗn hợp ra khỏi buồng và đưa vào một van giãn nở nhằm thực hiện quá trình giãn nở.
Bước 7: Khi hỗn hợp bắt đầu mở ra thì tác dụng một lực lên đỉnh pittông và gây lực chuyển động.
Bước 8: Khi piston nhận được năng lượng áp suất từ hỗn hợp đốt cháy thì chuyển năng lượng này cơ năng. Sau đó một thanh truyền được kết nối với piston. Khi piston này truyền chuyển động của nó đến thanh truyền kết nối thì thanh này sẽ chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay.
Bước 9: Thanh truyền chuyển động quay đến trục khuỷu.
Bước 10: Khi trục khuỷu nhận được sự chuyển động thì nó sẽ làm cho bánh đà và càng làm quay nhanh hơn.

Buồng đốt động cơ đóng vai trò vô cùng quan trọng, dưới đây là một số vai trò mà bạn có thể tham khảo
- Tạo không gian giới hạn để hỗn hợp nhiên liệu và không khí diễn ra quá trình đốt cháy.
- Là vị trí đặt van nạp và van xả.
- Đóng vai trò chứa và dẫn hướng cho piston hoạt động.
- Hỗ trợ quá trình đốt cháy diễn ra hiệu quả.
- Được thiết kế để chịu được nhiệt độ cao phát sinh trong quá trình cháy.
- Ngăn chặn khí thải rò rỉ ra ngoài trong quá trình vận hành.
Trên đây là tổng hợp những thông tin bổ ích về buồng đốt động cơ trên ô tô mà chúng tôi sưu tầm để gửi đến mọi người. Hy vọng thông qua những kiến thức này sẽ giúp cho các anh em dân kỹ thuật ô tô có thêm những kiến thức bổ ích để vận dụng trong quá trình sửa ô tô.
Nguồn: VATC