Cần gạt nước ô tô là bộ phận quan trọng trên ô tô, đặc biệt là khi di chuyển trong thời tiết mưa gió. Tuy nhiên sau một thời gian sử dụng thì cần gạt nước có thể gây ra những tiếng kêu lạ, đây có thể là do cao su ở phần lưỡi gạt đã bị bào mòn khiến cho lớp kim loại ở bên trong bị lộ ra, ma sát với bề mặt kính chắn gió.
Cần gạt nước hay còn gọi là cần gạt mưa ô tô, đây là bộ phận được lắp trên kính chắn gió với nhiệm vụ loại bỏ bụi bẩn và nước mưa, giúp duy trì tầm nhìn rõ ràng cho tài xế khi lái xe.

Đặc biệt, trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt thì vai trò của cần gạt mưa càng trở nên quan trọng, hỗ trợ tài xế quan sát tốt hơn, nhận diện phương hướng chính xác và tránh các chướng ngại vật hoặc phương tiện di chuyển ngược chiều.
Các chuyên gia về chăm sóc và bảo dưỡng xe khuyến nghị rằng, trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm của Việt Nam, chủ xe nên thay mới cần gạt mưa sau khoảng 12-18 tháng sử dụng. Riêng phần cao su bọc lưỡi gạt nên được thay thế định kỳ từ 6-12 tháng để đảm bảo hiệu quả hoạt động.

Tuy nhiên thì nếu xe thường xuyên di chuyển trong môi trường khắc nghiệt như mưa lớn, nắng gắt hoặc thường xuyên chạy đường dài, thời gian thay thế có thể cần rút ngắn để duy trì tầm nhìn tốt nhất.
Bộ phận lưỡi gạt của cần gạt mưa được bọc bằng cao su và là nơi tiếp xúc trực tiếp với mặt kính của xe. Nếu như phần cao su này bị bong ra và xuống cấp hoặc bị bao bọc bởi nhiều bụi bẩn nhỏ thì khi cần gạt thao tác có thể gây nên những vết xước nhẹ trên mặt kính. Lâu ngày thì những vết xước nhẹ có thể trở thành những vệt đậm gây ố kính, từ đó khiến cho tầm nhìn của tài xế bị cản trở đi nhiều.

Dưới ảnh hưởng của thời tiết, đặc biệt là nhiệt độ cao và nắng gắt, cần gạt mưa có thể bị biến dạng, cong vênh, khiến hiệu suất hoạt động giảm sút và không làm sạch hiệu quả bề mặt kính. Khi gặp tình trạng này thì chủ xe buộc phải thay mới cần gạt để đảm bảo tầm nhìn luôn rõ ràng và an toàn khi lái xe.

Nếu cần gạt mưa vẫn hoạt động bình thường nhưng kính chắn gió xuất hiện tình trạng mờ như phủ một lớp sương mỏng, chủ xe nên tiến hành vệ sinh ngay. Đây là dấu hiệu cho thấy lưỡi gạt đã bám nhiều bụi bẩn, khiến nó không thể làm sạch hoàn toàn bề mặt kính.

Sau một khoảng thời gian sử dụng thì lớp cao su bọc ở phần lưỡi gạt có thể bị bào mòn khiến cho phần lớp nhựa hoặc kim loại ở bên trong bị lộ ra ngoài và ma sát với bề mặt của kính chắn gió, từ đó tạo ra những âm thanh như tiếng rít. Tình trạng này sẽ dẫn đến bề mặt kính bị xước và cần gạt không gạt được hết những bụi bẩn trên kính.
Trong quá trình sử dụng thì chủ xe cần phải cần để ý đến quỹ đạo của cần gạt mưa để có thể nhận biết xem cần gạt ô tô có đang hoạt động ổn định hay không. Nếu như quỹ đạo cần gạt tạo nên những dải dẹt mỏng thì có nhiều khả năng là phần lưỡi gạt bọc cao su đã bị nứt hoặc hóa cứng, còn nếu như có hình ren cửa thì có thể là lưỡi cao su đã bị biến dạng.
Do nằm ngay trên kính chắn gió nên cần gạt mưa thường xuyên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các yếu tố thời tiết khắc nghiệt như mưa, nắng, bụi bẩn,... Đặc biệt là trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như ở Việt Nam, nếu xe thường xuyên bị phơi dưới nắng gắt hoặc mưa lớn, bộ phận này sẽ nhanh chóng bị hao mòn và xuống cấp.
Nếu như chủ xe sử dụng nước rửa kính kém chất lượng với các loại hóa chất có hại cho bề mặt kính và chất liệu của cần gạt mưa thì không chỉ có kính xe có thể ố bẩn mà còn gây hạn chế tầm nhìn mà cần gạt mưa cũng sẽ bị xuống cấp và hư hỏng một cách nhanh chóng.
Là một trong những bộ phận tiếp xúc trực tiếp với những tác động của thời tiết nên cần gạt mưa ô tô cần phải được vệ sinh thường xuyên. Nếu như chủ xe không vệ sinh kỹ càng thì các bụi bẩn đọng lại ở lưỡi gạt sẽ cứng lại dẫn đến phần bọc cao su bị lão hóa, dễ bị bong và nứt.
Trên đây là tổng hợp thông tin về gạt mưa ô tô và thời điểm thích hợp để thay thế. Hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức mới và bổ ích.