Trong thị trường tăng sáng ô tô, đèn LED đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết do hiệu quả chiếu sáng vượt trội và khả năng tiết kiệm năng lượng mà chúng mang lại. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả một cách tốt nhất, các dòng đèn LED cần một nguồn cung cấp và mạch điều chỉnh điện ổn định được gọi là LED Driver. Vậy LED driver là gì? Chúng đóng vai trò gì trong đèn, nguyên lý hoạt động là gì?
Cùng Auto365 tìm hiểu về LED driver qua bài viết dưới đây.
1. LED Driver là gì?
Nhu cầu cầu thị trường tăng kéo theo đó là những yêu cầu về chất lượng của các dòng đèn tăng sáng ô tô cũng ngày càng cao, người dùng giờ đây quan tâm khả năng tiết kiệm nhiên liệu của sản phẩm thay vì chỉ chú trọng vào sức mạnh ánh sáng của nó. Vì thế, các dòng đèn LED đang trở thành mặt hàng được “săn đón” mạnh mẽ trong thị trường vì khả năng tiết kiệm năng lượng và có tuổi thọ cao. Để đạt được hiệu quả hoạt động tốt, loại đèn này cần phải có thiết bị chuyên dụng là mạch LED driver để hoạt động một cách tốt nhất.
LED driver (hay còn được gọi là bộ đổi nguồn hoặc trình điều khiển LED) là một thiết bị điện tử quan trọng trong công nghệ đèn LED. Chức năng chính của LED driver là cung cấp nguồn điện ổn định và kiểm soát dòng điện cho đèn LED.
Tương tự như các chấn lưu trong đèn huỳnh quang hoặc máy biến áp cho bóng đèn điện áp thấp, LED driver đảm bảo rằng đèn LED nhận được lượng điện phù hợp để hoạt động một cách hiệu quả và an toàn nhất. Điều này giúp kéo dài tuổi thọ và tăng hiệu suất của đèn, đồng thời đảm bảo rằng các chip LED hoạt động ổn định và không bị hỏng do biến đổi điện áp hoặc dòng điện không ổn định.
Một bo mạch thường có cấu tạo các bộ phận chính như:
- Diode chỉnh lưu: đây là bộ phận có vai trò biến đổi dòng điện xoay chiều AC ra dòng điện một chiều DC
- Biến áp: Giúp cho việc hạ điện áp xuống ngưỡng điện áp hoạt động của đèn led. Chất lượng biến áp quyết định chất lượng cũng như khả năng tiết kiệm điện của sản phẩm
- Tụ hoá: Bao gồm tụ lọc nguồn đầu vào và tụ lọc nguồn đầu ra. Tụ lọc đầu vào có nhiệm vụ san phẳng và lọc nhiễu điện áp đầu vào, giúp dòng điện ổn định trước khi đưa vào tụ lọc thứ cấp. Đối với tụ lọc đầu ra, các tụ lọc thứ cấp sẽ tiếp tục việc lọc điện áp đầu ra để thành điện áp một chiều, giúp đèn chiếu sáng ổn định hơn.
- Mosfet công suất: Đây là bộ phận quan trọng trong hệ thống LED driver, nó có thể đóng cắt với tần số cao, cấu tạo mạch điện nguồn đèn LED có chất lượng tốt nhất hiện nay.
Trong đèn LED, trang bị driver được sử dụng với 2 mục đích chính:
- Điều chỉnh dòng điện xoay chiều: Trong đèn LED được thiết kế để chạy trên điện áp thấp (12-24V), dòng điện một chiều. Tuy nhiên, ở nhiều nguồn điện lại cung cấp điện áp cao (120-277V), dòng điện xoay chiều. Chính vì thế, đèn LED trang bị driver để điều chỉnh dòng điện xoay chiều từ điện áp cao thành dòng điện một chiều điện áp thấp.
- Bảo vệ đèn LED khỏi biến động điệp áp hoặc dòng điện: Điện áp hoặc dòng điện đôi khi sẽ có những biến động khi cung cấp cho đèn LED. Một khi điện áp đi qua quá nhiều hoặc quá ít ở mức giới hạn của đèn LED sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng ánh sáng thay đổi hoặc suy giảm nhanh hơn do nhiệt độ cao hơn trong chip LED. Driver sẽ giúp dòng điện ổn định hơn, bảo vệ các chip LED không gặp phải những biến động trong điện áp.
Hiện tại, trên thị trường các dòng đèn LED đang sử dụng 2 kiểu LED driver: driver tích hợp trong đèn và driver rời bên ngoài. Mỗi loại sẽ có những ưu điểm riêng biệt.
Đối với các dòng đèn LED thiết kế mạch driver tích hợp có điểm mạnh tiết kiệm không gian lắp đặt đèn. Nó kết hợp các chức năng điều khiển và cung cấp nguồn điện cho đèn LED trong một module hoặc chip duy nhất. LED driver tích hợp thường được thiết kế để hoạt động tối ưu với đèn LED cụ thể mà nó đi kèm, đảm bảo hiệu suất cao nhất và tính tương thích tốt nhất.
Nhiều dòng đèn tăng sáng ô tô thiết kế driver tích hợp như: Titan Blaxk 2.0, GTR Limited 3.0, Bi Laser Titan Platinum Plus...
BI LED TITAN BLACK 2.06.000.000 đXem chi tiết |
BI LASER TITAN PLATINUM PLUS 202316.900.000 đXem chi tiết |
BI LED TITAN PLATINUM PRO9.500.000 đXem chi tiết |
Với các dòng đèn LED sử dụng driver rời, thường được sử dụng cho các sản phẩm chiếu sáng ngoài trời, thương mại, đèn đường… nhiều hơn do Driver rời thì khi hư hỏng thì việc thay thế hoặc sửa chữa sẽ dễ dàng hơn so với tích hợp. Hiện nay có một vài dòng đèn ô tô cũng ứng dụng công nghệ này. Bên cạnh đó, việc thiết kế rời giúp bên trong hệ thống đèn trở nên thông thoáng, hiệu quả tản nhiệt cũng tốt hơn.
Ngoài ra, nếu hệ thống bo mạch có vấn đề hoặc hư hỏng thì việc sửa hay thay thế cũng nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Các dòng đèn tăng sáng được thiết kế driver rời có thể kể đến như: Henvvei L92 Pro, X-Light F+ Ultra…Ngoài ra, hiện nay một số thương hiệu tăng sáng như Henvvei đang chuẩn bị cho sự ra mắt các sản phẩm tăng sáng có chất lượng sản phẩm vượt trội sở hữu trang bị driver rời. Theo nhiều nguồn tin cho hay, các sản phẩm mới sắp tới của hãng sẽ tạo nên những đổi với trong công nghệ tăng sáng trên thị trường. Đây là điều rất đáng mong đợi trong thời gian sắp tới.
Led driver là một thiết bị không thể thiếu trong các đèn tăng sáng, mỗi loại driver mang những ưu điểm, tính năng riêng phù hợp để sử dụng cho các mục đích riêng biệt.
Với các sản phẩm sử dụng driver rời thì giúp việc bảo hành trở nên dễ dàng hơn, đèn chiếu sáng cũng dễ dàng đạt được công suất cao, hệ thống tản nhiệt cũng được thiết kế gọn gàng hơn. Với đèn LED sử dụng driver tích hợp sẽ giúp thiết kế trở nên hiện đại, không rườm rà, không cần cố định hay dán driver. Nếu các anh muốn lựa chọn một dòng đèn tăng sáng có chất lượng tốt, ngoài yếu tố LED driver thì cần quan tâm đến hệ thống tản nhiệt tốt để sản phẩm, cấu tạo quạt, khối tản nhiệt để đảm bảo độ bền bỉ của sản phẩm.