LỌC GIÓ ĐỘNG CƠ Ô TÔ LÀ GÌ?
Lọc gió ô tô là bộ phận quan trọng đối với việc vận hành ô tô. Ô tô nếu không quá lâu không vệ sinh lọc gió sẽ gây nhiều rắc rối trong vận hành như hao hụt nhiên liệu, tăng tốc bị yếu,..
- Lọc gió động cơ là gì?
Bộ lọc gió nói chung trên ô tô có công dụng lọc và loại bỏ bụi bẩn trong không khí đi vào hệ thống nhiên liệu, dầu nhớt, hệ thống làm mát và buồng đốt động cơ đều được đánh giá là rất quan trọng. Việc vệ sinh, thay thế định kỳ các bộ lọc trong ô tô là rất cần thiết để đảm bảo cho xe luôn vận hành ổn định.
- Công dụng của lọc gió động cơ?
Công dụng của lọc gió động cơ là khiến cho các hạt bụi lấp đầy vào các lỗ thông khí của lọc giúp làm sạch khí cung cấp cho động cơ. Tình trạng các lớp bụi, hạt bụi bị đóng lâu ngày sẽ kéo theo việc giảm công suất hoạt động của động cơ, khiến động cơ hoạt động nặng nề gây hao nhiều nhiên liệu cũng như dễ làm hỏng các thiết bị trong buồng đốt và đầu bugi. Ngoài ra, nếu sử dụng lọc gió kém chất lượng hoặc bị rách sẽ là nguyên nhân bụi có thể đi vào trong và bám vào các động cơ.
- Lọc gió động cơ, buồng đốt
Lọc gió động cơ có nhiệm vụ lọc không khí và ngăn bụi bẩn vào động cơ. Khi sử dụng xe lâu ngày, lọc gió bị bẩn do các hạt bụi lấp đầy lỗ thông khí của lọc, làm giảm không khí vào động cơ làm sai lệch tỉ lệ hòa khí (nhiên liệu và không khí) làm giảm công suất, nóng máy và gây muội than trong buồng đốt, ảnh hưởng đến hệ thống đánh lửa.
Ngoài ra, nếu lọc gió kém chất lượng, quá hạn hoặc rách sẽ khiến cho bụi bẩn đi qua nhiều và bám vào đầu cảm biến lưu lượng khí nạp. Điều này làm giảm độ nhạy, gây ra sai số khiến cho lượng nhiên liệu cung cấp không chính xác dẫn đến động cơ hoạt động kém ổn định.
- Lọc gió máy lạnh, điều hòa, cabin
Lọc gió máy lạnh ô tô hay còn gọi là lọc gió cabin, loại lọc này có tác dụng lọc các bụi bẩn trong không khí trước khi được hút vào hệ thống làm lạnh của xe. Ngoài ra, lọc gió dàn lạnh này còn thêm chức năng nữa là lọc một số khí ô nhiễm, loại cao cấp hơn còn có thể khử được các mùi hay lọc tạp chất.
Lọc gió điều hòa xe ô tô mang lại sự tiện nghi cho người sử dụng, vì vậy quá trình sử dụng lâu ngày lượng cặn bẩn mà nó lọc sẽ giảm đi nhiều và gây nên nhiều mùi ẩm mốc gây khó chịu lên tới 6 lần so với thông thường và kéo theo có hại cho sức khỏe của người đi xe.
Sau một thời gian dài sử dụng thì lọc gió máy lạnh xe hơi sẽ bị bẩn ít nhiều tùy thuộc vào thời tiết, do đó sẽ làm giảm lưu lượng hút gió từ ngoài vào khiến khả năng làm mát của xe chậm hơn bình thường dù tốc độ quạt gió ở tốc độ cao.
- Cách vệ sinh và thay lọc gió ô tô
Vệ sinh lọc gió ô tô định kỳ: theo khuyến cáo, sau mỗi 5.000km vận hành thì cần vệ sinh một lần, và mỗi 20.000 km vận hành thì cần thay một lọc gió ô tô mới. Tuy nhiên, nếu ô tô vận hành trong môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bẩn thì việc vệ sinh nên rút ngắn thời gian.
- Cách vệ sinh lọc gió ô tô
Dùng vòi xịt hơi để vệ sinh lọc gió ô tô
Bước 1: Tháo và đưa lọc gió ra ngoài
Hộp bảo vệ lọc gió thường được cố định bằng ngàm. Do đó để tháo lọc gió chỉ cần bật ngàm là có thể mở nắp và lấy lọc gió ra ngoài.
Bước 2: Dùng vòi xịt hơi để vệ sinh lọc gió
Dùng vòi xịt hơi để thổi sạch các bụi bẩn bám trên màng lọc. Xịt theo hướng từ trên xuống dưới theo các rãnh và từ trong ra ngoài. Lưu ý tuyệt đối không dùng nước hay bất kỳ dung dịch gì để làm sạch lọc gió vì hầu hết lọc gió xe ô tô làm bằng giấy dầu nên rất kỵ nước.
Bước 3: Lắp lại lọc gió vào vị trí ban đầu
Thay lọc gió động cơ để đạt hiệu quả tốt nhất
Sau khi vệ sinh sạch bụi bẩn bám trên màng lọc tiến hành lắp lại lọc gió vào vị trí cũ. Gắn ngàm như ban đầu.
Bước 1: Tháo và đưa lọc gió cũ ra ngoài
Hộp bảo vệ lọc gió thường được cố định bằng ngàm. Do đó để tháo lọc gió chỉ cần bật ngàm là có thể mở nắp và lấy lọc gió ra ngoài.
Bước 2: Vệ sinh hộp đựng lọc gió
Tháo lọc gió cũ ra khỏi hộp. Trước khi lắp lọc gió mới vào hộp thì cần vệ sinh sạch sẽ hộp đựng lọc gió.
Bước 3: Lắp lọc gió mới vào hộp
Lắp lọc gió mới vào hộp. Chú ý lắp đúng mặt của lọc gió và phốt cao su xung quanh phải kín hoàn toàn.