Đường đèo dốc là điều kiện giao thông gây khó khăn cho người điều khiển, với những người tay lái yếu hoặc chưa có kinh nghiệm sẽ hơi lo sợ vì đường đèo dốc khó đi. Bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm khi lái xe đường đèo dốc để đảm bảo an toàn hơn.
Trước khi nói đến kinh nghiệm lái xe thì mọi người nên kiểm tra xế yêu của mình như đèn, hệ thống phanh, áp suất và tình trạng lốp, các động cơ bên trong xe,.. Hoặc mọi người có thể đem xe của mình đến các Garage để được kiểm tra một cách kỹ càng và có thể thay thế một số bộ phận trên xe để chuyến đi của mình an toàn hơn.
Một số kinh nghiệm lái xe
Với những con đường đèo dốc hiểm trở, những khúc cua gắt, đường đồi núi chính là một trong mối lo ngại cho mỗi người là thường xuyên xảy ra những vụ tai nạn giao thông thương tâm do di chuyển đường đèo dốc.
Tầm quan sát

Hình minh họa
Một trong những vấn đề quan trọng nhất khi đi đường đèo dốc là tầm quan sát của người điều khiển. Với tầm nhìn yếu thì khó có thể lường trước được những đoạn đường bị khuất tầm nhìn như những khúc cua gấp, điểm mù trên đường. Chính vì vậy mọi người nên cố gắng nhìn xa để không gặp những tình trạng xấu xảy ra khi di chuyển.
Cẩn thận đi vào những con đường trơn trượt do mưa
Với những cơn mưa bất chợt làm cho đường đi trở nên trơn trượt hơn. Đường đèo thì nhỏ hẹp, ít không gian xoay sở. Khi thấy thời tiết chuyển biến xấu như mưa, người điều khiển xe nên đi chậm lại quan sát kỹ đường đi coi có vật cản hay các xe khác hay không. Để chuyến đi được an toàn.
Sử dụng đèn phù hợp

Hình minh họa
Thông thường đường đèo dốc luôn gặp trở ngại về vấn đề sương mù dày đặc hay thời tiết ẩm ướt, mưa gió. Nếu như bạn đi đường đèo dốc vào ban ngày trời nhiều sương thì người điều khiển nên bật đèn sương mù để chiếu sáng đường đi. Còn đối với ban đêm thì việc di chuyển sẽ hơi khó khăn chính vì vậy cần bật đèn với chế độ chiếu xa hoặc chiếu gần để đảm bảo an toàn đối với bản thân cũng như người khác. Nhưng khi thấy xe khác đi ngược chiều hoặc đi vào những đoạn cua thì nên chuyển pha chiếu xa về pha chiếu gần để không gây ảnh hưởng văn hóa giao thông.
Hiện nay trên thị trường có nhiều dòng đèn có khả năng chiếu sáng tốt cũng như những dòng đèn đi mưa phá sương cực kì hiệu quả. Các tài xế có thể chọn cho xế yêu của mình để di chuyển những đoạn đường đèo dốc an toàn hơn.
Một số dòng đèn phá sương cực tốt bạn có thể tham khảo như:
Bi gầm Led X-Light F10
Bi gầm X-Light F10 New
Khi đổ dốc- kiểm soát tốc độ

Hình minh họa
Kỹ thuật đổ dốc là một trong những kỹ thuật mà người điều khiển xe cần lưu ý. Bởi lẽ tình trạng mất phanh khi đổ dốc thường xuyên xảy ra. Tốc độ xuống dốc an toàn là tốc độ mà người điều khiển ít dùng phanh mà dùng ga là chủ yếu.
Nhưng đối với những người chưa có kinh nghiệm đổ dốc đa số rà phanh liên tục để kìm xe lại làm hệ thống phanh nóng, làm cháy má phanh, sôi dầu phanh khiến hệ thống phanh mất tác dụng tạm thời cực kỳ nguy hiểm khi đi đèo dốc.
Nếu ít phanh thì xe dễ lao xuống dốc theo quán tính nhưng mọi người phải biết cách sử dụng hộp số đúng kỹ thuật để tận dụng chính sức cản từ động cơ để phanh xe một cách an toàn hơn.
Mọi người nên nhớ quy tắc lên số nào xuống số đó. Với xe có số sàn thì số 2 hoặc số 3 tùy thuộc vào độ dài của dốc, còn đối với xe số tự động người điều khiển nên trả về chế độ S, L hoặc D1, D2, D3 hay chế độ bán tự động “ +, -” để đảm bảo toàn khi xuống những con dốc.
Khi lên dốc

Hình minh họa
Lên dốc là một điều không hề dàng, với địa hình cũng như những con dốc cao, những đoạn cua hiểm trở làm gây khó khăn cho người điều khiển xe.
Với xe có hệ thống phanh tự động thì người điều khiển để cần số ở vị trí D, hệ thống sẽ tự động tính toán để chuyển số cho phù hợp.
Đối với xe số sàn thì việc leo dốc cần chuyển xe về số thấp để tăng lực kéo như số 3, 2 và 1. Không có quy định nào khi leo dốc bằng số mấy, việc chọn số sẽ tùy thuộc vào độ cao của dốc và cũng không nhất thiết phải giữ nguyên một số mà người điều khiển có thể tùy chỉnh linh hoạt theo độ dốc của từng đoạn đường đèo. Theo kinh nghiệm lái xe số sàn người điều khiển phải phối hợp với côn- ga- số sao cho giữ được đà của xe và không khiến động cơ quá tải.
Ngoài ra người điều khiển cần chú ý khi đi đường đèo dốc như: đi đúng phần đường, tránh bám sát vạch kẻ đường, chạy đúng tốc độ quy định, giữ khoảng cách an toàn, cẩn trọng khi vào cua, chủ động nhường đường, dừng đỗ xe đúng nơi quy định,...
Những kinh nghiệm chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp được phần nào đó cho các bạn, để khi di chuyển vào những con đường đèo dốc nguy hiểm mọi người sẽ kịp thời nhanh chóng xoay sở để không gặp những trường hợp không may xảy ra khi tham gia giao thông đường đèo dốc. Chúc mọi người có chuyến hành trình an toàn.