Thời tiết những ngày gần đây thường xuất hiện mưa ẩm, đặc biệt là khu vực phía Bắc đã bước vào mùa nồm, chính vì thế máy sấy quần áo được xem là vật dụng được sử dụng thường xuyên ở hầu hết mọi nhà. Tuy nhiên với tần suất sử dụng nhiều nên việc máy sấy báo lỗi là điều không thể tránh khỏi. Vậy nguyên nhân từ đâu mà xảy ra tình trạng này?
Nhìn chung thì máy sấy quần áo được thiết kế khá giống với loại máy giặt nằm ngang và có chức năng chính là để sấy khô quần áo. Cách thức hoạt động của máy này cũng có phần tương tự giống với máy giặt là hai hoạt động quay và đảo. Điểm khác biệt nằm ở chỗ luồng khí được thổi vào là khí nóng giúp hỗ trợ việc giúp quần áo khô nhanh chóng hơn.
Cuộc sống ngày càng phát triển và việc sử dụng những món đồ công nghệ để hỗ trợ sinh hoạt không còn quá xa lạ. Đây cũng là một trong những lý do khiến cho máy sấy quần áo càng ngày càng trở nên phổ biến ở các gia đình Việt Nam. Nhằm đáp ứng được nhu cầu của mỗi nhà thì máy sấy quần áo được chia làm 3 loại chính khác nhau.

Theo như tên gọi thì đây là loại máy tích hợp hai chức năng bao gồm cả giặt và sấy trong cùng một thiết bị. Dòng sản phẩm này thường được sử dụng phổ biến tại các khu vực Châu Âu bởi kích thước và công năng của nó tương đối lớn. Đối với những gia đình có khối lượng quần áo khác lớn hoặc những khu trọ có thể sử dụng loại máy này.

Dòng máy sấy ngày càng được nhiều gia đình lựa chọn nhờ thiết kế hiện đại, bắt mắt và kích thước phù hợp. Thiết bị hoạt động bằng hệ thống quay, đảo tương tự máy giặt kết hợp với hơi nóng để làm khô quần áo hiệu quả. Hiện nay, trên thị trường có nhiều đơn vị cung cấp máy sấy cửa ngang, vì vậy, bạn nên ưu tiên chọn mua tại các địa chỉ uy tín để nhận được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Máy sấy cửa ngang cũng được chia ra làm hai loại chính là máy sấy thông hơi và máy sấy ngưng tụ. Mỗi loại lại có ưu điểm phù hợp với từng địa điểm riêng. Để có thể tìm hiểu kỹ hơn thì bạn có thể nhờ nhân viên tư vấn.
Tủ sấy là một trong những loại máy sấy quần áo được khách hàng ưa thích sử dụng. Thiết kế thông minh, không cồng kềnh giúp người dùng có thể dễ dàng gấp lại và di chuyển. Tủ sấy hiện được sử dụng phổ biến tại nhiều nơi tại Việt Nam bởi hai lý do chính là giá thành khá rẻ và khá tiện dụng khi sử dụng chúng.

Trong quá trình sử dụng thì mỗi dòng máy sấy đều có ưu và nhược điểm riêng, tuy nhiên thì trong quá trình sử dụng thì loại nào cũng có thể xảy ra trục trặc. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục của máy sấy quần áo là gì?
Nguyên nhân khiến cho dây dẫn máy sấy quần áo bị nóng chảy là do bị cắm điện cả ngày. Điều này khiến cho lượng điện tiêu thụ tăng và kéo dài cả ngày. Dây dẫn của máy sẽ chịu sự quá tải, từ đó dẫn đến hiện tượng tăng nhiệt và lượng nhiệt ấy say khi tích đủ để có thể bị nóng sẽ dẫn đến tình trạng cháy và hư hỏng. Máy sấy quần áo từ đó cũng sẽ bị giảm tuổi thọ nếu như thường xuyên cắm điện cả ngày mà không sử dụng.
Để khắc phục tình trạng này thì bạn nên chú ý ngắt điện sau khi không sử dụng, ngoài ra bạn cần kiểm tra lại toàn bộ các thiết bị điện tử trong nhà đã được ngắt điện hay chưa trước khi rời khỏi nhà để tránh đi tình trạng gây chậm điện và cháy nổ.
Đặc biệt nếu như dây dẫn và công tắc của máy sấy quần áo bị chảy thì không nên tự ý xử lý mà nên liên hệ đến nhân viên kỹ thuật để họ xử lý.
Một trong những sự cố nguy hiểm nhất khi máy sấy quần áo gặp lỗi là cảm giác tê giật khi chạm tay vào lồng sấy. Nguyên nhân chủ yếu có thể do thiết bị bị rò rỉ điện ở một vị trí nào đó.
Trong trường hợp này, bạn nên tránh xa máy sấy và nhanh chóng ngắt nguồn điện tổng để đảm bảo an toàn, tránh nguy cơ bị giật do rò rỉ điện. Nếu có kinh nghiệm sửa chữa, bạn có thể sử dụng bút thử điện để xác định chính xác vị trí bị rò điện.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tuyệt đối thì tốt nhất bạn nên liên hệ với kỹ thuật viên chuyên nghiệp để được hỗ trợ. Họ sẽ kiểm tra và khắc phục sự cố ngay tại chỗ hoặc đưa máy đến trung tâm sửa chữa nếu cần thiết, giúp hạn chế tối đa rủi ro.
Để máy sấy quần áo vận hành ổn định, chuyển động của lồng sấy đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, sau một thời gian dài sử dụng, các linh kiện bên trong có thể bị hao mòn hoặc hư hỏng, dẫn đến tình trạng lồng sấy không hoạt động.
Nguyên nhân phổ biến có thể do dây curoa bị đứt hoặc bánh tỳ gặp trục trặc. Nếu khi bật máy, bạn vẫn nghe thấy tiếng quạt gió và động cơ hoạt động nhưng lồng không quay, rất có thể tụ điện đã yếu, hỏng hoặc khu vực đồng hồ, bo mạch không nhận đủ nguồn điện.
Khi máy sấy quần áo gặp lỗi và lồng sấy không hoạt động, nguyên nhân có thể do nhiều yếu tố khác nhau như đã đề cập trước đó. Vì vậy, việc tự kiểm tra tại nhà sẽ gặp khó khăn do thiếu chuyên môn và dụng cụ cần thiết. Giải pháp tốt nhất là liên hệ với đơn vị cung cấp để được bảo hành hoặc tìm đến các trung tâm sửa chữa đồ gia dụng uy tín. Nếu máy sấy có kích thước lớn, khó di chuyển, bạn có thể gọi thợ sửa chữa đến tận nhà để kiểm tra và khắc phục sự cố.
Một trong những nguyên nhân khiến máy sấy quần áo phát ra tiếng rung lớn khi báo lỗi có thể là do tuổi thọ của thiết bị. Khi sử dụng trong thời gian dài, các linh kiện bên trong dần bị hao mòn, khiến lồng sấy mất cân bằng, dẫn đến tiếng ồn lớn trong quá trình hoạt động.
Ngoài ra, việc lắp đặt máy không đúng vị trí cũng có thể gây ra tình trạng này. Nếu đặt máy trên bề mặt không bằng phẳng, dù mắt thường khó nhận thấy, máy vẫn có thể bị rung lắc mạnh. Bên cạnh đó, khi cho lượng quần áo vượt quá công suất quy định, máy sấy cũng có thể gặp lỗi và phát ra tiếng ồn bất thường.
Nếu nguyên nhân xuất phát từ tuổi thọ của máy, giải pháp duy nhất là bảo dưỡng hoặc thay thế nếu thiết bị đã quá cũ. Việc tiếp tục sử dụng một chiếc máy sấy xuống cấp không chỉ ảnh hưởng đến hiệu suất mà còn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.
Trong trường hợp máy bị rung do vị trí lắp đặt, hãy kiểm tra lại bề mặt đặt máy xem có thực sự ổn định hay không. Nếu chưa, bạn nên di chuyển máy đến vị trí phù hợp hơn để đảm bảo hoạt động ổn định. Ngoài ra, trước khi sấy quần áo, hãy kiểm tra và loại bỏ các vật kim loại bên trong để tránh va đập gây tiếng ồn. Đồng thời, cần lưu ý không cho quá nhiều quần áo vào cùng một lúc để tránh làm máy quá tải.
Nguyên nhân chính khiến cho máy sấy quần áo báo lỗi có thể là do tuổi thọ hoặc nguồn điện. Những thiết bị sau thời gian dài sử dụng rất dễ bị hỏng bánh tỳ do chạy với công suất quá lớn trong thời gian dài. Ngoài ra thì máy không chạy có thể là do ổ điện, phích cắm đang bị lỏng khiến cho nguồn điện vào máy sấy bị chập chờn không đủ để hoạt động.
Để khắc phục tình trạng này thì bạn chỉ cần kiểm tra thật kỹ nguồn điện kết nối với máy, phích điện và ổ cắm có chắc chắn hay chưa và nút nguồn đã được bật lên chưa. Của máy sấy cũng cần phải đóng chặt nếu như muốn máy hoạt động.
Nếu như bạn đã kiểm tra kỹ càng mà không phát hiện ra bất cứ vấn đề nào thì hãy liên hệ ngay đến với nhân viên kỹ thuật để được giải đáp.
Máy sấy quần áo báo lỗi khi nhiệt độ trong lồng sấy không đủ để làm khô quần áo. Nguyên nhân chính có thể là do nằm ở thói quen thường xuyên bật chế độ sấy ở mức cao nhất. Lâu ngày thì các bộ phận sinh nhiệt sẽ mất đi khả năng làm việc do mạch điều khiển gặp trục trặc. Một nguyên nhân khác giải thích cho hiện tượng này có thể là do ai cũng có thể vì cảm biến của hộp sợi đốt bị chết.
Để khắc phục thì bạn cần thực hiện kiểm tra lại nguồn điện của máy sấy xem đã vào điện và ổn định hay chưa. Tiếp đó là xem xem lồng sấy máy giặt có quay được hay không, nếu không thì các vấn đề kỹ thuật đã xảy ra.
Có nhiều nguyên nhân khiến quần áo vẫn ẩm dù đã sấy. Trước hết thì có thể bạn đã cho quá nhiều đồ vào cùng một lần sấy, vượt quá khả năng hoạt động của máy. Ngoài ra thì nếu quần áo chưa được vắt kỹ, lượng nước còn sót lại quá nhiều cũng khiến quá trình sấy kéo dài hơn. Một nguyên nhân khác không mong muốn là máy sấy của bạn có thể không đảm bảo chất lượng, dẫn đến hiệu suất sấy kém.
Để tránh tình trạng này thì ngay từ đầu bạn nên chọn mua máy sấy quần áo từ các thương hiệu uy tín và đảm bảo chất lượng. Khi sử dụng, hãy tuân thủ đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, đặc biệt không nên cho quá nhiều quần áo vào cùng một lúc.
Ngoài ra, trước khi sấy, hãy vắt khô quần áo và nếu có thể, để chúng ráo nước một chút trước khi đưa vào máy. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí điện năng mà còn nâng cao hiệu quả sấy khô.
Giống như các thiết bị gia dụng khác, nếu bạn biết cách sử dụng thông minh và hợp lý thì việc máy sấy quần áo có thể gia tăng tuổi thọ là điều khá đơn giản. Dưới đây là cách sử dụng máy sấy quần áo lâu bền mà bạn có thể tham khảo.
- Giặt sạch và vắt khô quần áo trước khi sấy. Việc này sẽ giúp giảm đi áp lực lên máy và tiết kiệm điện.
- Sấy một lượng quần áo vừa đủ với lồng sấy thông thường thì bạn nên để 2/3 lượng quần áo so với lồng. Không nên cố nhồi nhét quá nhiều vì việc sấy có thể không thể đạt hiệu quả tốt.
- Kiểm tra kỹ càng quần áo, túi áo và nên loại bỏ đi những vật dụng không cần thiết, đặc biệt là đồ kim loại nếu như bạn không muốn chúng va chạm với lồng sấy và gây ra tiếng ồn.
- Không nên sấy những loại vải mềm mỏng vì có thể gây ra hiện tượng cháy nổ.
- Kiểm tra quần áo trước khi sấy vì có thẻ có một số chất liệu vải sau khi sấy với nhiệt độ cao sẽ bị co lại.
- Sau khi sấy thì nên rũ và phơi quần áo để tránh bị nhàu và nhăn vải.
Trên đây là tổng hợp thông tin về nguyên nhân và cách khắc phục khi máy sấy quần áo báo lỗi mà chúng tôi tổng hợp. Hy vọng những kiến thức bổ ích này sẽ giúp bạn có thể xử lý và sử dụng máy sấy quần áo lâu dài và bền bỉ.
Nguồn: Tổng hợp