Theo như Yamaha Việt Nam, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng giảm tuổi thọ ở xe máy, khiến cho xe “xuống cấp” một cách nhanh chóng. Trong khi đó thì chủ yếu đến từ những thói quen sai lầm khi sử dụng hoặc không bảo dưỡng theo kiến nghị của nhà sản xuất.

Trên thực tế thì rất khó để đưa ra một con số cụ thể về tuổi thọ của xe máy, do nó phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố như tần suất sử dụng, chất lượng xe, địa hình lưu thông và cả cách chăm sóc, bảo dưỡng xe của người sử dụng.
Trung bình thì một chiếc xe máy có thể chạy được khoảng 200.000 km. Tuy nhiên thì hầu hết người dung được khuyến cáo nên đem xe đi bảo dưỡng khi chạy đến 90.000 km. Đến khi chạy được quãng đường khoảng 150.000 km thì có thể đem xe đi bảo dưỡng lần 2.

Đem xe đến trung tâm bảo dưỡng
Sau 150.000km thì một số chi tiết của xe có thể dễ bị hư hỏng, gặp sự cố hơn nên người dùng phải cần lưu tâm và đưa xe đến các trung tâm bảo dưỡng để có thể tìm ra nguyên nhân và nhanh chóng đưa vào chế độ chăm sóc đặc biệt.
Ở những cột mốc như 90.000, 150.000 và 150.000 km thì người dùng cần đem xe đi bảo dưỡng để tránh ra những sự cố, ảnh hưởng đến tuổi thọ của xe.
Có những thói quen tưởng chừng như đơn giản nhưng nó mang đến những ảnh hưởng vô cùng lớn. Dưới đây là những thói quen tai hại khiến cho xe máy bị giảm tuổi thọ.
- Đi xe quá chậm: Khi lái xe quá chậm nó sẽ khiến cho quạt tản nhiệt tăng cường hoạt động, dẫn đến tình trạng hao xăng và giảm độ bền của xe máy. Trong khi đó nếu như lái xe ở vận tốc nhanh sẽ giúp cho cơ khí động học trên xe hoạt động ổn định, cùng với sự trợ giúp của quạt gió khiến cho cánh quạt không phải làm việc quá nhiều. Nhờ vậy mà tuổi thọ của xe sẽ được kéo dài lâu hơn.
- Chỉ phanh một tay: Có thể nói đây là một trong những thói quen xấu hiện nay. Theo đó thì nếu như phanh một tay liên tục trong một khoảng thời gian dài thì sẽ khiến cho má phanh và đĩa phanh bị mài mòn nhanh chóng. Trong trường hợp xe chạy với tốc độ khá nhanh và quán tính cao thì khi phanh một tay có thể làm cho xe bị mất đà, từ đó dễ gây ra tai nạn giao thông. Vì vậy để đảm bảo được an toàn khi lưu thông thì tài xế nên luyện tập thói quen phanh xe máy bằng hai tay trong những tình huống khẩn cấp.
- Đổ sai loại xăng: Tùy theo từng dòng xe khác nhau mà nó có cơ chế sử dụng xăng khác nhau. Do đó mà bạn cần phải đổ đúng loại xăng mà xe cần. Không nên đổ sai loại xăng với quy định nhà sản xuất vì điều này có thể khiến cho động cơ không phát huy được hiệu suất vận hành tối đa, dẫn đến tình trạng xe bị xuống cấp sau khoảng một thời gian ngắn sử dụng.

Tùy theo dòng xe mà có loại xăng phù hợp khác nhau
- Lựa chọn sai loại dầu: Nhiều người mang xe đi thay đều hầu hết đều lựa chọn dầu ngẫu nhiên, dầu nào cũng được miễn là có thể bôi trơn động cơ. Tuy nhiên thì đây là một thói quen hoàn toàn sai lầm, bởi vì mỗi bộ phận đều có một loại dầu riêng biệt, có thông số và các thành phần khác nhau để phù hợp với khả năng vận hành của xe. Vì vậy việc thay dầu không phù hợp không chỉ làm giảm đi tuổi thọ của động cơ mà còn gây ra những trục trặc, hỏng hóc, ảnh hưởng đến quá trình trải nghiệm khi lưu thông. Do đó người sử dụng nên cần thay loại dầu phù hợp với tùy dòng xe để mang đến hiệu quả hoạt động một cách tốt nhất.
- Bơm lốp xe quá căng: Hầu hết thì mọi người đều cho rằng việc bơm lốp xe càng căng thì xe sẽ càng chạy nhanh. Nhưng trên thực tế thì hoàn toàn ngược lại, nếu như lốp xe quá căng sẽ có thể khiến cho bánh xe giảm chấn, dễ bị nảy trên mặt đường. Từ đó có thể dẫn đến tình trạng phanh xe không “ăn”, gây ra nguy hiểm cho người lái khi lưu thông xe ở tốc độ cao.

Bơm bánh xe quá căng sẽ khiến cho bánh xe giảm chấn
- Lạm dụng phanh xe: Một trong những sai lầm là nghĩ xe máy được trang bị các loại phanh tiến tiến như ABS hay EBD thì có thể thoải mái dùng phanh một cách không kiểm soát. Cần lưu ý rằng phanh xe cũng chỉ là công cụ hỗ trợ cho việc lái xe trở nên an toàn hơn chứ không phải đảm bảo ngăn chặn được toàn bộ nguy hiểm rình rập trên đường.
- Không bảo dưỡng xe định kỳ: Theo như các chuyên gia thì việc sử dụng xe mà không chăm sóc, bảo dưỡng định kỳ thì nó sẽ khiến cho xe vận hành tốn xăng, dễ bị nóng máy, động cơ bị mài mòn, giảm công suất và tuổi thọ. Khi ấy thì nhiều bộ phận như xích cam, biên xe, phớt đồng xupap, cam cò, xéc-măng, pít-tông, xilanh dễ bị hỏng theo, từ đó cũng sẽ khiến cho việc tài xế gặp khó khăn khi lưu thông.