Ô tô khi di chuyển trên đường cần đáp ứng những yêu cầu bắt buộc về tiêu chuẩn an toàn dành cho ô tô như độ nhạy của phanh, phanh xe khi khẩn cấp, bộ phận camera quan sát, áp suất lốp đúng chuẩn, khả năng chịu lực,.. Nhiều tài xế mới chưa biết cách sử dụng các thiết bị an toàn trên xe. Chính vì thế, tài xế mới thường lúng túng khi gặp những tình huống bất ngờ, và có thể dẫn đến những tai nạn không đáng có.
-
Phanh xe là thiết bị quan trọng, là thiết bị được sử dụng gần như nhiều nhất trên xe. Có 2 bộ phận phanh gồm phanh tay và chân. Trên các dòng xe hiện đại ngày nay, hầu hết phanh tay cơ học đã được chuyển sang phanh tay điện tử. Phanh xe cần có độ nhạy và lực phanh ổn định.
Phanh chân hoạt động dựa trên cơ cấu giảm tốc bánh xe, tăng lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường để làm giảm tốc và dừng hẳn. Đối với xe di chuyển trên đường bằng phẳng, đường êm thì xe sẽ ngừng từ từ khi phanh chân được đạp nhiều lần. Tuy nhiên, nếu tài xế gặp tình huống bất ngờ và đạp chân phanh không đủ lực, lúc này phanh tự động (hay còn gọi là phanh cảm biến) sẽ là thiết bị vô cùng cần thiết.
Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp có tên là Brake Assist System (BAS). Hệ thống sẽ tự nhận biết khi người lái cần phanh gấp hơn bình thường và đẩy lực phanh đến mức tối đa. Tuy nhiên, khi phanh gấp. đột ngột với lục phanh mạnh, bánh xe sẽ bị bó cứng dẫn đến xe bị rê trượt trên đường rất nguy hiểm. Lúc này, nhiệm vụ của hệ thống chống bó cứng ABS (Anti-Locking Brake System) là nhấn thả phanh liên tục thay tài xế, không giữ bánh lái bị siết chặt. Kết hợp cả hai hệ thống phanh gấp và chống bó bánh xe, như thế xe vừa đạt độ phanh cực đại mà bánh xe không bị rê trượt trên mặt đường, giúp ngăn chặn các tai nạn hoặc giảm bớt tác động khi va chạm. Bên cạnh đó, hệ thống phanh tự động còn có hệ thống phanh khẩn cấp AEB-Automatic Emergency Braking. Hệ thống này giúp tính toán trước các tình huống có thể xảy ra như có xe đi với tốc độ cao haowjc có người đi bộ ở vị trí mà tài xế không nhìn thấy. Hệ thống này sẽ tự động phanh xe mà không tài xế nhấn phanh khi nghi ngờ có tình huống nguy hiểm sắp xảy ra.
Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp điều chỉnh lực phanh đến mức tối đa
-
Tầm nhìn của tài xế rất quan trọng cho dù đó là những chiếc xe có hệ thống lái tự động cao cấp nhất. Dù sở hữu những hệ thống hiện đại như đôi khi vẫn sẽ gặp phải trục trặc và cần tác động của con người. Đa phần các va chạm ô tô xảy ra nhiều ở những đoạn đường cua, những điểm mù mà tài xế không thể quan sát. Chính vì thế, ô tô nên lắp đặt các hệ thống hỗ trợ quan sát xung quanh xe khi di chuyển. Thị trường hiện nay có nhiều thiết bị hỗ trợ quan sát các điểm mù như Camera 360. Với thiết bị này, tài xế có thể dễ dàng quan sát phía trước, hai bên, phía sau và đặc biệt là tiếp cận tầm nhìn đến các điểm mù, giúp tài xế tránh các va chạm với những xe khác hoặc biết cách xử lý nhanh các tình huống như chuyển làn xe an toàn.
Hệ thống ánh sáng của xe cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tầm nhìn, quan sát của tài xế. Nếu đèn quá tối, ánh sáng không thể đảm bảo cho việc di chuyển trong đường tối hoặc khi đi vào đường có mưa và sương mù, có thể khiến cho tài xế gặp những nguy hiểm không đáng có.
Chủ xe có thể lựa chọn nâng cấp ánh sáng cho ô tô để di chuyển an toàn hơn khi trời tối.
Tham khảo nâng cấp ánh sáng
Ánh sáng an toàn để di chuyển đường đêm
-
Việc đảm bảo an toàn cho tài xế và hành khách là điều cần thiết, nhất là khi ô tô gặp sự cố. Vì vậy, những chiếc ô tô đều cần có đầy đủ túi khí và đai an toàn. Dây đai giúp cản người ngồi trên xe va chạm mạnh với vật dụng trước mặt, giảm thương tích. Tuy nhiên, khi xảy ra va chạm gia tốc vẫn có thể khiến tài xế bị đập mặt vào vô lăng. Khi đó, túi khí hoạt động như một miếng đệm, đỡ người và mặt của tài xế tránh khỏi những vật cứng như vô lăng, giúp gia giảm các chấn thương do bị va đập vùng cứng.
-
Nếu lốp xe quá non có thể lốp xe bị hỏng nhanh chóng, còn nếu lốp xe quá căng thì độ ma sát giữa mặt đường và bánh xe sẽ giảm, khiến bánh xe bị trơn trượt trên mặt đường, nhất là khi mặt đường bị ướt. Chính vì thế các bác tài cần đặc biệt chú tâm đến áp suất lốp của ô tô. Chỉ nên bơm lốp theo tiêu chuẩn áp suất lốp và hãng đã đề ra (thường được ghi trên sổ tay hướng dẫn sử dụng hoặc trên vỏ lốp xe). Các chủ xe nên trang bị cho xế cưng của mình những thiết bị đo áp suất lốp chuyên dụng để tránh sự cảm tính khi bơm lốp, để lốp xe không bị quá non hoặc quá căng. Một thiết bị đo áp suất lốp chuyên dụng là cảm biến áp suất lốp. Với thiết bị này, các chỉ số về áp suất trên mỗi bánh xe đều được thể hiện trên màn hình DVD. Nếu có chỉ số bất thường nào thì sẽ được cảnh báo, phát tín hiệu để tài xế kịp thời nắm bắt.
Tham khảo cảm biến áp suất lốp
Đo áp suất lốp trước mỗi hành trình