“Cập nhật bài viết tại sao phải vệ sinh hệ thống dàn lạnh điều hòa ô tô ngày 25/09/2023” tại Hệ thống nâng cấp xe chuyên nghiệp toàn quốc Auto365.
Dàn lạnh điều hòa ô tô là bộ phận nhận khí trực tiếp từ cabin và môi trường bên ngoài để làm lạnh và chuyển đến máy làm nén để làm mát khoang nội thất xe hơi. Vậy có nên vệ sinh hệ thống dàn lạnh điều hòa ô tô? tại sao phải vệ sinh hệ thống dàn lạnh điều hòa ô tô? những lợi ích khi vệ sinh dàn lạnh điều hòa ô tô?
Cùng Auto365 tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Sau thời gian sử dụng bụi thì bụi bẩn và hơi nước sẽ tích tụ trong dàn lạnh điều hòa ô tô gây cản trở quá trình lưu thông khí lạnh, giảm hiệu suất lạnh. Ngoài ra thì nấm mốc vi khuẩn tích tụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe cho người dùng bên trong ô tô.
Hệ thống dàn lạnh điều hòa ô tô là bộ phận quan trọng không thể thiếu trên xe, nó có tác dụng giúp người dùng luôn có những giây phút thư giãn và thoải mái trong không gian xe với nhiệt độ dễ chịu. Hệ thống này được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau với nhiệm vụ khác nhau.
Máy nén đóng vai trò là một thiết bị trung gian giữa dàn lạnh và dàn hơi, nó được điều khiển bằng dây đai động cơ và ly hợp từ. Máy nén có chức năng chuyển đổi chất làm mát có áp suất thấp từ dàn hơi thành không khí lạnh có áp suất cao, sau đó di chuyển vào dàn lạnh.
Khi môi chất lạnh ở dạng thể lỏng có nhiệt độ cao, áp suất cao đi qua van tiết lưu sẽ trở thành môi chất lạnh có nhiệt độ thấp và áp suất thấp. Tùy vào điều kiện nhiệt độ ở trên xe mà van tiết lưu sẽ được điều chỉnh lượng môi chất lạnh phun vào dàn lạnh điều hòa.
Dàn nóng bao gồm các ống nhỏ và các cánh quạt nhôm tản nhiệt được lắp phía trước két nước. Dàn nóng này giúp chuyển đổi môi chất lạnh từ dạng hơi thành dạng lỏng ở áp suất và nhiệt độ cao.
Dàn lạnh được thiết kế với kích thước nhỏ gọn hơn dàn nóng, với nhiệm vụ làm bay hơi môi chất lạnh dạng hơi ở nhiệt độ và áp suất thấp. Khi môi chất lạnh được giảm nhiệt độ đột ngột sẽ tỏa hơi lạnh làm mát không khí.
Quạt lồng sóc thuộc hệ thống điều hòa, nó có công dụng đưa luồng hơi lạnh từ dàn lạnh vào trong cabin xe. Mỗi loại xe với thiết kế và vị trí khe gió khác nhau sẽ có số lượng quạt lồng sóc tương ứng.
Bộ lọc khô là chi tiết cuối cùng được nhắc đến trong cấu tạo của hệ thống điều hòa dàn lạnh. Bộ phận này có công dụng loại bỏ hơi nước trong môi chất, hạn chế nước đóng băng thành tinh thể khiến cho hệ thống bị hỏng.
Hệ thống dàn lạnh điều hòa ô tô (hình ảnh: internet)
Máy nén nối với động cơ của xe thông qua dây curoa, nén khí lạnh ở áp suất cao. Lúc này thì nhiệt độ của chất làm lạnh được tăng lên và được đẩy sang dàn nóng, chất làm lạnh hóa lỏng do tản nhiệt ở áp suất cao. Say đó chất làm lạnh được chuyển sang van tiết lưu, do áp suất giảm đột ngột khiến cho chúng bị hóa hơi và chuyển biến dàn lạnh.
Tại dàn lạnh, hơi lạnh sẽ được quạt gió thổi ra khoang xe ô tô giúp làm mát không khí, quá trình này sẽ kết thúc quá trình hoạt động của hệ thống điều hòa ô tô.
Có một số nguyên nhân khiến cho dàn lạnh điều hòa ô tô bị bẩn:
- Bụi và cặn bẩn: Bụi và cặn bẩn có thẻ tích tụ trên cánh quạt, bề mặt làm lạnh và bên trong hệ thống dẫn đến tình trạng bị tắc nghẽn và giảm hiệu suất làm lạnh.
- Môi trường bên ngoài: Nếu như ô tô của bạn thường xuyên đỗ xe ở môi trường bụi bẩn hoặc gặp phải nhiều muỗi và côn trùng thì chúng có thể dẫn đến tình trạng bị bẩn trong dàn lạnh điều hòa ô tô.
- Các bộ phận như quạt gió điều hòa bị hư hỏng, bào mòn, quá trình hoạt động không ổn định dẫn đến tình trạng không có đủ khí để chuyển tới dàn lạnh khiến cho dàn lạnh bị đóng băng.
- Mua nhầm linh kiện: trong quá trình sửa chữa, bảo trì hoặc thay thế dàn lạnh điều hòa ô tô sử dụng không đúng linh kiện như không đúng mẫu mã, kích thước hoặc công suất cũng sẽ gây ra tình trạng máy không hoạt động, nóng máy, bụi bẩn,...
Dàn lạnh điều hòa ô tô bị bẩn do nhiều nguyên nhân khác nhau (hình ảnh: internet)
Vệ sinh định kỳ dàn lạnh điều hòa ô tô không chỉ giúp cho không khí trong xe luôn trong lành mà còn mang lại được nhiều lợi ích khác,
- Đảm bảo được hiệu suất hoạt động tốt: Khi dàn lạnh điều hòa ô tô không bị bám bẩn thì khả năng hoạt động sẽ mạnh mẽ hơn, giúp làm lạnh và làm nóng không khí nhanh chóng và hiệu quả hơn nhiều.
- Ngăn ngừa mùi hôi: Khi không được làm sạch thường xuyên thì thì dạn ô tô có thể tích tụ vi khuẩn và mầm bệnh, gây ra mùi khó chịu. Việc vệ sinh định kỳ sẽ giúp loại bỏ mùi hôi và mang lại không khí trong lành.
- Tăng tuổi thọ của hệ thống: Bụi bẩn và cặn bã tích tụ lâu ngày trong dàn lạnh điều hòa ô tô có thể gây ra tình trạng hỏng các bộ phận và làm giảm tuổi thọ của hệ thống. Việc vệ sinh định kỳ giúp cho các bộ phận hoạt động một cách trơn tru và kéo dài tuổi thọ của hệ thống.
- Tăng cường sức khỏe: Vi khuẩn và nấm mốc có thể tích tụ trong dàn lạnh điều hòa ô tô và gây ra các vấn đề về sức khỏe như bị dị ứng, viêm mũi và viêm xoang. Vệ sinh định kỳ cũng sẽ giúp giảm bớt nguy cơ này và đảm bảo sức khỏe người dùng.
- Tăng cường tiết kiệm năng lượng: Khi dàn lạnh điều hòa ô tô bị bám bẩn thì hiệu suất làm việc cũng sẽ bị giảm đi và việc tiêu thụ năng lượng tăng lên. Bằng cách vệ sinh định kỳ thì người dùng có thể tiết kiệm năng lượng và giảm hóa đơn nhiên liệu.
Vệ sinh dàn lạnh điều hòa ô tô mang đến nhiều lợi ích (hình ảnh: internet)
- Dung dịch vệ sinh dàn lạnh 3M AC Evaporator cleaner (1 lít): Được phân nổ qua súng phun tơi áp lực, thâm nhập, làm mềm và phân rã các mảng bám bên trong các khe lá tản nhiệt của dàn làm lạnh không khí ô tô.
- Dung dịch bọt vệ sinh hệ thống thông gió 3M AC foam: Tạo dung dịch bọt bao trùm toàn bộ đường thông gió, phân hủy bụi bẩn, diệt vi khuẩn giúp làm sạch đường thông gió.
- Súng phun dung dịch vệ sinh dàn lạnh điều hòa ô tô dùng khí nén: Có ống phun, dễ dàng đưa vào các vị trí chứa dàn lạnh.
- Ưu điểm nâng cao: Súng có khả năng điều chỉnh áp suất phun và lưu lượng phun, tránh làm hỏng các lá nhôm tản nhiệt cũng như giúp điều tiết thời gian phun, giúp phát huy công dụng của hóa chất tốt hơn.
- Camera nội soi: giúp quan sát bề mặt dàn lạnh trước, trong và sau khi thực hiện quy trình làm sạch.
7.1 Tại sao phải vệ sinh dàn lạnh điều hòa ô tô?
Dàn lạnh điều hòa ô tô là bộ phận chính cung cấp không khí mát, nếu như dàn lạnh bị bẩn sẽ làm giảm hiệu suất lạnh, giảm độ thoải mái và tăng hiệu quả tiêu thụ nhiên liệu, tăng tiềm ẩn mầm bệnh trú ẩn.
7.2 Bao lâu thì nên kiểm tra vệ sinh dàn lạnh điều hòa ô tô?
Thông thường khuyến cáo sau 30km hoặc vệ sinh lại sau 6 tháng kể từ lần đầu vệ sinh dàn lạnh điều hòa ô tô.
7.3 Yếu tố nào làm bẩn dàn lạnh điều hòa ô tô?
Bụi và hơi ẩm là 2 yếu tố chính làm bẩn dàn lạnh điều hòa ô tô.
7.4 Sự khác nhau của phương pháp vệ sinh thông thường và vệ sinh áp lực?
Vệ sinh thông thường tốn nhiều thời gian tháo lắp, hư hỏng các chi tiết ngầm trên dàn táp lô, thời gian giao xe lâu, chi phí tháo lắp làm tăng giá dịch vụ, khách hàng ngại tham gia dịch vụ.
7.5 Thời gian thi công bao lâu?
Trung bình từ 60-90 phút, tùy theo từng trường hợp dàn lạnh điều hòa bị bẩn.
7.6 Những dòng xe đi hơn 100km có thể dùng được phương pháp vệ sinh bằng nội soi và áp lực không?
Được, tuy nhiên cần phải kiểm tra điều kiện bề mặt, sự rò rỉ, tình trạng của các lá nhôm, độ bẩn để quyết định quá trình vệ sinh.
7.7 Những dòng xe chỉ mới đi được 20km có vệ sinh dàn lạnh điều hòa ô tô được không?
Được, quá trình vệ sinh giúp duy trì tình trạng tốt nhất cho dàn lạnh điều hòa ô tô, làm giảm khả năng hình thành vết bám nặng hơn cũng như loại trừ mầm mống vi khuẩn.
Trên đây là lý do tại sao chúng ta nên vệ sinh hệ thống dàn lạnh điều hòa ô tô mà bạn có thể tham khảo. Mọi thắc mắc hoặc có nhu cầu về các dịch vụ liên quan đến ô tô, quý khách có thể liên hệ Auto365 để được tư vấn kỹ càng và trải nghiệm dịch vụ tốt hơn.
Tham khảo các dung dịch, dụng cụ vệ sinh ô tô tại đây!
---------------------------------------------------
Auto365 - 88 Hệ thống nâng cấp ánh sáng trên toàn quốc
Hotline: 0365 365 365
Địa chỉ: 4/4/1/7 Đường số 3, Khu Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức, Hồ Chí Minh
+ Youtube: https://www.youtube.com/c/ChannelAuto365
+ Tiktok: https://www.tiktok.com/@auto365.vn
+ Fanpage: https://www.facebook.com/Auto365.vn
+ Cộng đồng Độ xe - Độ đèn Việt Nam: https://www.facebook.com/groups/289621961936014
+ Google Maps: https://goo.gl/maps/crqU6yc8rwwHnTbb9
→ Xem thêm:
7 cách xử lý khi xe bị kẹt chân ga an toàn và đơn giản nhất!
3 nguyên tắc cần nhớ khi vượt xe trên đường cao tốc!