Động cơ là “đầu não” của một chiếc xe, có vai trò chuyển hóa năng lượng thành động năng. Trên thị trường xe hơi hiện nay, mỗi loại động cơ đều mang trong mình một câu chuyện, từ động cơ I4 thân thuộc cho đến động cơ W đầy ấn tượng. Hãy cùng Auto365 giải mã các bí mật ẩn sau công nghệ của các loại động cơ thông dụng hiện nay được các nhà sản xuất trang bị cho dòng xe của mình nhé!
Hiện nay, động cơ I4 là loại động cơ được sử dụng phổ biến nhất. Cấu tạo của động cơ khá đơn giản với 4 xi-lanh được xếp thẳng hàng trong đó chỉ có một nắp máy và một hàng van xupap nhìn giống như hình chữ I. Động cơ I4 chính là sức mạnh trong sự đơn giản, sở hữu cho mình thiết kế đơn giản nhưng công suất khá tốt cho một chiếc xe dân dụng và là “lựa chọn vàng” cho các dòng xe phổ thông hiện nay.
Động cơ I4 thường sử dụng cho xe dân dụng
Ưu điểm:
-
Thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng lắp đặt trong nhiều loại thiết kế khoang máy khác nhau, thích hợp cho các xe sử dụng hệ dẫn động cầu trước.
-
Trọng lượng nhẹ và chỉ sử dụng một cổ xả là ưu thế lớn cho phép cắt giảm trọng lượng tổng thể của xe, đây chính là yếu tố trực tiếp quyết định khả năng tiết kiệm nhiên liệu của xe.
-
Dễ bảo dưỡng, sửa chữa các bộ phận và chi tiết bên trong. Ngoài ra, với thiết kế nắp máy cao nhất giúp cho việc tiếp xúc với bugi và xupap dễ dàng hơn.
-
Nhờ có ít chi tiết chuyển động và chỉ có một nắp máy xupap nên động cơ I4 tối ưu được năng lượng, rủi ro hư hỏng thấp hơn.
-
Hai piston phía ngoài và phía trong di chuyển ngược hướng nhau giúp cho lực sơ cấp do trục khuỷu sinh ra được cân bằng.
-
Sở hữu thiết kế đơn giản, trọng lượng nhẹ nên chi phí sản xuất động cơ I4 thấp. Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới giá bán cũng như tâm lý người mua xe.
Nhược điểm:
-
Do có thiết kế nhỏ nên động cơ I4 bị giới hạn dung tích xi-lanh.
-
Khi chạy ở tốc độ cao, động cơ thường bị rung lắc. Ngoài ra, với thiết kế trọng tâm đặt cao hơn so với các động cơ khác nên khó mà phù hợp cho các mẫu xe thể thao. Nếu muốn giải quyết vấn đề này thì động cơ I4 phải lắp thêm một hệ thống trục cân bằng để cân bằng động cơ, tránh rung lắc.
-
Động cơ I4 vận hành cũng không êm ái, bền bỉ như các động cơ I6, V8,... do lực sinh ra bởi chuyển động của piston tác động lên trục khuỷu không đều và khiến động cơ bị rung lắc.
Được cho là sự hoàn hảo trong mỗi chu kỳ, động cơ I6 sở hữu cho mình cấu tạo khá đơn giản với 6 xi-lanh thẳng hàng được bố trí chỉ có một nắp máy và một hàng van xupap. Động cơ I6 cho ra công suất mạnh mẽ và hoạt động mượt mà, đây chính là sự lựa chọn lý tưởng cho những ai yêu thích sức mạnh. Tuy nhiên, động cơ này lại ít sử dụng hơn so với động cơ I4 và thường bắt gặp trên các mẫu xe hạng sang của BMW hoặc Mercedes-Benz.
Động cơ I6 mang đến sự hoàn hảo trong từng chu kỳ hoạt động
Ưu điểm:
-
Nhờ được tối ưu hoá lại việc bố trí thứ tự kích nổ bên trong xilanh và toàn bộ lực sơ cấp và thứ cấp đều được cân bằng tới mức tối đa nên động cơ vận hành rất êm ái, công suất mạnh mẽ.
-
Với thiết kế đơn giản nên chi phí sản xuất thấp và dễ dàng sửa chữa, bảo dưỡng.
Nhược điểm:
-
Động cơ I6 có kích thước lớn hơn đáng kể do có thêm 2 xi-lanh so với I4 nên không phù hợp với các dòng xe dân dụng cỡ nhỏ và xe sử dụng hệ dẫn động cầu trước.
-
Có trọng tâm đặt cao.
-
Độ bền cũng kém hơn so với động cơ V do khối động cơ I6 dài và “mỏng” hơn.
Động cơ V6 là động cơ đa năng có thiết kế với 2 hàng xi-lanh riêng biệt mỗi hàng gồm 3 xi-lanh được xếp theo một góc cố định tạo ra hình chữ V. So với động cơ chữ I, động cơ chữ V có cấu tạo trục khuỷu phức tạp hơn rất nhiều.
Ưu điểm:
-
Thiết kế nhỏ gọn, sử dụng linh hoạt trên cả hai dòng xe dẫn động cầu trước và sau. Ngoài ra, với thiết kế thành khối, phân bố đều nên cho cảm giác êm ái,chắc chắn và giảm thiểu các rung lắc.
-
Dung tích xi-lanh lớn hơn so với I4 cho hiệu suất cao hơn.
Nhược điểm:
-
Tiêu thụ nhiên liệu cao hơn động cơ I4 và I6.
-
Do thiết kế phức tạp, trọng lượng nặng hơn đòi hỏi chi phí sản xuất cũng như chi phí sửa chữa và bảo dưỡng cao hơn.
-
Trọng tâm cao hơn nên động cơ V6 thường hay dùng cho xe SUV hoặc sedan cỡ lớn.
Động cơ V6 là động cơ đa năng, có cấu tạo trục khuỷu phức tạp
Động cơ V8 với sức mạnh và hiệu suất vượt trội, là biểu tượng của các dòng xe cơ bắp thể thao, cao cấp nhất Châu Âu. Sở hữu cho mình 8 xi-lanh được bố trí với 2 hàng gồm 4 xi-lanh xếp thành hình chữ V, cho thấy độ phức tạp và chắc chắn của động cơ.
Động cơ V8 sở hữu sức mạnh vượt trội
Ưu điểm:
-
Khả năng vận hành mạnh mẽ với công suất và momen xoắn lớn.
-
Thiết kế chắc chắn, chiều dài ngắn phù hợp nhất với các dòng xe thể thao nhỏ gọn.
-
Linh hoạt trong việc mở rộng dung tích xi-lanh. Với nhiều loại V8, các mức trên 6.0L là không hiếm.
-
Trọng lực phân bố đều làm giảm thiểu tối đa các rung lắc trong quá trình chuyển động của piston.
Nhược điểm: Cũng giống như V6, động cơ V8 có mức tiêu thụ nhiên liệu cao, chi phí bảo dưỡng và mua xe sẽ cao.
Động cơ W được thiết kế như 2 chữ V đặt cạnh nhau, mang đến sự kết hợp độc đáo giữa công suất và hiệu suất. Mặc dù, có thiết kế phức tạp nhưng động cơ W vẫn là sự lựa chọn của nhiều người đam mê công nghệ ô tô. Hiện nay, trên thị trường ta sẽ thấy động cơ W12, W16 là được sử dụng phổ biến.
Động cơ W có thiết kế rất phức tạp
Ưu điểm:
-
Nhờ tối ưu việc bố trí trục khuỷu và xi-lanh nên động cơ W tạo ra nhiều lực momen xoắn hơn.
-
Động cơ W có cấu tạo với nhiều xi-lanh và thể tích mỗi xi-lanh lớn nên cung cấp công suất lớn, hiệu suất cao.
Nhược điểm:
-
Khi hoạt động, động cơ cho ra âm thanh khá lớn do có nhiều thành phần chuyển động, nhiều xilanh và hiệu suất vận hành lớn.
-
Cấu tạo phức tạp dẫn tới bảo dưỡng khó, chi phí sản xuất và sửa chữa cao.
-
Mức độ tiêu hao nhiên liệu rất lớn.
Động cơ Boxer có thiết kế 2 hàng xi-lanh được bố trí đối xứng nhau mang đến sự ổn định và hiệu suất tốt. Nó thường được sử dụng trong các dòng xe thể thao và xe du lịch do khả năng vận hành mạnh mẽ, ít hao hụt năng lượng.
Ưu điểm:
-
Các lực sơ cấp và thứ cấp đều được cân bằng tối đa nên động cơ Boxer có khả năng vận hành êm ái.
-
Sở hữu thiết kế ít các thành phần chuyển động nên năng lượng ít bị hao tổn.
-
Động cơ Boxer có trọng tâm thấp, hiệu suất hoạt động cao, khả năng vận hành mạnh mẽ.
Nhược điểm:
-
Do được thiết kế hai hàng xilanh đánh đối xứng theo phương ngang nên động cơ Boxer tốn nhiều diện tích nên ảnh hưởng tới cấu tạo khoang máy.
-
Với thiết kế phức tạp nên hiển nhiên chi phí sản xuất cũng bị đẩy lên cao.
-
Khó bảo dưỡng vì việc tiếp cận các bộ phận bên trong phức tạp, chi phí sửa chữa đắt đỏ.
Động cơ Boxer có khả năng vận hành mạnh mẽ, ít hao hụt năng lượng
Mỗi một loại động cơ đều có ưu và nhược điểm riêng, tạo ra sự đa dạng và phong phú cho ngành công nghiệp ô tô. Việc lựa chọn đúng loại động cơ sẽ quyết định hiệu suất và tiết kiệm nhiên liệu cho chiếc xe của bạn. Hãy là người dùng sáng suốt trong việc lựa chọn động cơ phù hợp với nhu cầu của mình nhé!
Ngoài ra, bạn có thể tham gia nhóm Group độ đèn ô tô, nơi bạn có thể chia sẻ, học hỏi và khám phá những điều mới mẻ. Tại đây, bạn sẽ được kết nối với cộng đồng đam mê ô tô, chia sẻ kinh nghiệm và nhận được sự tư vấn từ những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Hãy tham gia ngay để không bỏ lỡ cơ hội kết nối và học hỏi từ cộng đồng đam mê này!
Nguồn: Tổng hợp.
—> Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết sau: