Có không ít tài xế gặp phải tình trạng ô tô vô lăng bị nặng, tay lái trả chậm, tệ hơn là không thể tự trả lái gây bất biện và gây nguy hiểm cho người điều khiển khi xe đang di chuyển với tốc độ cao. Vậy nguyên nhân của sự việc này là do đâu, cách khắc phục là gì?
Thông thường, có 5 nguyên nhân khiến xe không tự động trả lái, tay lái bị rung hoặc khả năng đánh lái kém
Áp suất lốp ảnh hưởng rất nhiều đến bánh lái, một khi áp suất lốp trong bánh xe thấp hơn nhiều so với mức áp suất tiêu chuẩn sẽ tạo ra ma sát lớn giữa lốp xe và mặt đường, khiến vô lăng nặng hơn, trả lái chậm hơn. Ngoài ra, khi lốp non hơi hay lốp bị mòn quá nhiều cũng khiến cho vô lăng không thể tự trả lái, gây bất tiện và nguy hiểm đến người ngồi trong xe.
Áp suất lốp ảnh hưởng đến việc điều khiển vô lăng
Thước lái là bộ phận kết nối giữa vô lăng và bánh trước, nhờ bộ phận này mà người lái có thể điều khiển hướng đi theo ý muốn. Chính vì thế, một khi thước lái có vấn đề thì sẽ gặp phải các tình trạng:
- Vô lăng nặng và trả lái chậm: các bộ phận này có thể bị mòn sau thời gian hoạt động, làm cho vô lăng bị cứng ngay sau khi khởi động
- Rò rỉ dầu ở hệ thống trợ lực và bộ phận khởi động
- Hoặc cũng có thể do các bộ phận khác trong hệ thống lái bị mòn, thậm chí thước lái cũng bị bị hỏng.
- Bơm trợ lực gặp vấn đề
Bơm trợ lực đóng vai trò quan trọng trong việc tạo áp suất cho hệ thống trợ lực lái. Nếu người lái nhận thấy các dấu hiệu như khó bẻ lái hay vô lăng nặng hơn bình thường, đây là dấu hiệu cho thấy bơm trợ lực đã bị hỏng, ngừng hoạt động, bơm trợ lực bị mòn cánh bơm, hở dầu tới thước lái. Điều này khiến vô lăng không thể trả lái.
Thiếu dầu thủy lực khiến vô lăng bị cứng, chậm trả lái
Dầu trợ lực lá giúp bôi trơn hệ thống thủy lực trợ lực cho tay lái, giúp tài xế điều khiển vô lăng một cách dễ dàng hơn. Chính vì thế, một khi thiếu dầu trợ lực lái hoặc dầu bị rò rỉ sẽ khiến cho vô lăng ô tô bị trả lái chậm. Không chỉ thiếu dầu trợ lực gây ảnh hưởng đến việc điều khiển vô lăng, trường hợp dầu trợ lực lái bám bụi bẩn cũng khiến không thể bôi trơn cho trục lái.
Ngoài các nguyên nhân ở trên, còn một số nguyên nhân khiến vô lăng trả chậm như:
- Dây đai dẫn động trợ lực có vấn đề, nứt, gãy khiến vô lăng bị sượng, cứng, tài xế không thể đánh lái.
- Dây đai dẫn động bơm trợ lực hoạt động kém hiệu quả, không sản sinh đủ công suất
- Thước lái bị hở xéc măng làm dầu lọt qua khoang bên khiến xảy ra hiện tượng chậm trả lái.
Cần xác định rõ lỗi gặp phải để có cách khắc phục hiệu quả, phù hợp và tiết kiệm.
Khi lốp bị xì hơi, hết hơi hay áp suất lốp ở mức thấp thì chủ xe nên nhanh chóng tiến hành ơm căn theo chỉ số PSI mà nhà sản xuất đã kiến nghị, khoảng từ 20 - 40 Psi, phổ biến nhất là khoảng 30 Psi. Để đo lường chuẩn xác nhất, chủ xe có thể trang bị thêm cảm biến áp suất lốp, đây là thiết bị hữu ích giúp cho biết các chỉ số bên trong lốp xe, cảnh báo khi có lốp xe gặp tình trạng bất thường để kịp thời xử lý.
Tìm hiểu các loại áp suất lốp tại đây
Dầu trợ lực rất cần thiết cho hoạt động của toàn bộ hệ thống xe, hầu hết các vấn đề về trợ lực lái đều do các nguyên nhân dầu rò rỉ hoặc mức dầu thấp. Vì vậy, chủ phương tiện cần xem bảng hiển thị dầu trợ lực, nếu thiếu thì chủ xe cần thay dầu mới
Bơm trợ lực sẽ bị mòn sau thời gian sử dụng, hở đường dầu tới thước lái hoặc quá cũ, chủ xe chỉ cần kiểm tra và khắc phục bằng cách thay mới.
Khi vô lăng trả chậm, xe không thể tự động trả lái, cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, tình trạng để khắc phục. Tốt nhất nên đưa xe đi kiểm tra và chăm sóc định kỳ để đảm bảo an toàn