Kẹt chân ga là một sự cố lái xe rất hy hữu, kẹt chân ga sự hoảng loạn cho tài xế, nếu không biết cách bình tĩnh và xử lý kịp thời thì sẽ vô cùng nguy hiểm gây ra những tai nạn không như mong muốn. Để tránh những tình trạng kẹt chân ga bạn hãy thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng xe, tuy nhiên nếu gặp trong tình huống đó, hãy thật bình tĩnh và sáng suốt để xử lý kịp thời.
Có rất nhiều lý do kẹt chân ga khi đang di chuyển, khi bị kẹt lại bàn đạp ga nó sẽ cứng đơ lại. Ngoài việc bàn đạp bị kẹt lại do lỗi nhà sản xuất hoặc những liên kết của bộ này bị hỏng, cũng có thể do ô tô đã sử dụng lâu ngày, trong thời gian dài không được bảo trì thì tuổi thọ của bộ chân ga cũng bị “già” đi.
Một lý do chủ quan nhiều người cũng thường mắc phải như làm mắc kẹt một số đồ vật dưới chân đạp ga mà không để ý.
Bước 1: Giữ sự bình tĩnh, bật đèn báo hiệu khẩn cấp để các xe xung quanh biết
Ở trên bảng Taplo có nút tam giác màu đỏ, để ra tín hiệu báo động cho những xe xung quanh biết để chú ý thì nên sử dụng tính năng ở nút này.
Bước 2: Cố gắng dùng mũi chân để kiểm tra và đạp bàn ga
Hãy thử dùng mũi chân phải của bạn móc và nâng bàn đạp lên, nếu may mắn tình trạng bàn đạp ga xuống cấp thì bạn có thể kiểm soát xe dễ dàng hơn.
Bước 3: Đối với trường hợp nâng bàn đạp ga không được thì hãy đạp phanh đều, không nên đạp phanh thẻ kiểu nhả ngắt vì sẽ gây mất tác dụng trợ lực của phanh. Đối với xe số sàn, bạn nên đạp lút côn để động cơ không truyền xuống bánh, còn đối với xe số tự động thì chỉ nên đạp đều chân phanh và không nên đạp côn. Sau đó bạn hãy đưa cần gạt số về số mo (N), để ngăn động cơ truyền xuống bánh, ngăn sự trôi theo quán tính (Chú ý đối với xe số sàn thì nên đạp chân côn trước khi chuyển về số mo để xe sẽ không gầm lên khi vòng tua máy đang tăng cao).
Bước 4: Sau khi đã kiểm soát được tốc độ thì hãy tấp vào lề và gọi cho đội cứu hộ đến ứng cứu kịp thời.
- Không được kéo tay phanh bởi phanh tay chỉ có tác dụng giúp giữ bánh sau để xe không bị trôi đi khi không hoạt động. Nếu như người dùng sử dụng phanh tay để phanh lại khi xe đang di chuyển thì sẽ hoàn toàn không có tác dụng, xe rất dễ bị văng, trượt ra và gây mất kiểm soát.
- Không được tắt máy xe, khi tắt máy sẽ gây cho hệ thống trợ lái bị vô hiệu hóa, tay lái bị cứng, việc điều khiển xe cũng sẽ gặp khó khăn, xe sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm với tốc độ cao.
Với những chia sẻ trên, hy vọng rằng sẽ giúp ích được cho những tài xế có thêm một kinh nghiệm lái hữu ích để cho những hành trình an toàn, trọn vẹn nhất.