Hệ thống phanh xe ô tô là bộ phận vô cùng quan trọng giúp xe dừng lại. Tuy nhiên có không ít người không chú ý đến và chỉ nhận ra hệ thống phanh có vấn đề khi nghe tiếng kêu rít khó chịu hoặc khói bốc lên từ bánh xe. Trong trường hợp nếu không phát hiện kịp thời thì nó có thể bị hư hỏng nặng và gây nguy hiểm cho người lái.
Dưới đây là tổng hợp 5 lý do khiến phanh xe nhanh hỏng mà tài xế cần tránh.
Kẹt phanh là bộ phận có nhiệm vụ ép má nhanh vào đĩa phanh để tạo lực hãm khiến xe dừng lại. Tuy nhiên nếu như kẹp phanh bị kẹt thì má phanh sẽ luôn chạm vào đĩa, ngay cả khi không đạp phanh. Điều này tương tự như đang kéo lê một vật nặng khiến cho má phanh khiến cho phần bị kẹt mòn nhanh hơn so với phần còn lại.

Ngoài ra thì các chốt trượt - bộ phận giúp kẹp phanh di chuyển mượt mà - nếu như bị gỉ sét hoặc không được bôi trơn cũng sẽ gây ra tình trạng tương tự. Kết quả là một bên má phanh phải làm việc với tần suất cao hơn, khiến tình trạng mài mòn diễn ra nhanh hơn.
Nếu như má phanh của hệ thống phanh xe ô tô được lắp không đúng cách hoặc sử dụng má phanh rẻ tiền, không đúng kích thước thì phanh sẽ mòn không đều. Từ đó khiến cho phần má phanh không tiếp xúc đều với đĩa phanh, những chỗ chạm nhiều sẽ bị mòn nhanh hơn, gây hỏng cả má phanh và đĩa phanh.

Má phanh lắp sai hoặc kém chất lượng
Đĩa phanh không cần phải cong nhiều mới gây ra những tổn hại mà chỉ cần bề mặt đĩa hơi bị lõm một chút thì má phanh sẽ không thể tiếp xúc đều.
Khi đó thì bạn có thể cảm thấy bàn đạp phanh bị rung lên hoặc giật khi đạp. Má phanh phải làm việc khó khăn hơn để có thể bám vào bề mặt không bằng phẳng, dẫn đến tình trạng mòn không đều và giảm hiệu quả phanh.
Hệ thống phanh được thiết kế để phân bổ lực phanh đồng đều tới tất cả các bánh xe, giúp xe dừng lại một cách ổn định và an toàn. Tuy nhiên, nếu đường ống dẫn dầu phanh hoặc bộ chia dầu gặp trục trặc, một bên bánh xe có thể nhận lực phanh lớn hơn bên còn lại.
Khi đó, má phanh ở bánh xe phải chịu lực nhiều hơn sẽ hoạt động nhiều hơn mức bình thường, dẫn đến mòn nhanh hơn và không đều so với các bánh còn lại.
Thông thường thì phanh không hoạt động riêng lẻ mà luôn phối hợp chặt chẽ với lốp xe và hệ thống treo. Nếu lốp bị mòn không đều hoặc hệ thống treo gặp trục trặc, độ bám đường giữa các bánh xe sẽ không còn đồng đều.

Lốp xe ô tô có vấn đề
Khi đó, bánh xe có độ bám kém hơn sẽ khiến má phanh tại vị trí đó phải làm việc nhiều hơn để giữ xe ổn định, dẫn đến hiện tượng mòn má phanh nhanh hơn. Để xử lý triệt để, bạn không chỉ cần kiểm tra và sửa chữa hệ thống phanh mà còn phải kiểm tra tình trạng lốp, hệ thống treo và cân chỉnh lại độ chụm bánh xe.
Phanh xe là bộ phận quan trọng, chính vì thế để phanh xe luôn hoạt động tốt thì bạn nên thường xuyên kiểm tra định kỳ, dùng phụ tùng chất lượng và bảo dưỡng xe đúng hạn. Trong trường hợp bạn gặp vấn đề với phanh xe thì hãy mang xe đến gara uy tín để kiểm tra.