“Cảm biến áp suất lốp” luôn là một trong những bộ phận quan trọng mà bất kỳ người điều khiển xe ô tô nào cũng cần phải trang bị, để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho chính chiếc xe cưng của mình. Vậy cảm biến áp suất lốp là gì? Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Cảm biến áp suất lốp (Tire Pressure Monitoring System) được viết tắt TPMS là một thiết bị điện tử đo lường áp suất lốp bên trong, đưa ra cảnh báo khi áp suất lốp thay đổi đột ngột, cao hoặc thấp hơn so với mức lý tưởng. Nó sẽ đo liên tục đo áp suất không khí bên trong lốp xe.

Thông thường 1 bộ cảm biến áp suất lốp ô tô sẽ có 4 cảm biến lắp ở 4 lốp và 1 màn hình hiển thị. Với các nhà sản xuất hiện đại ngày nay trong các sản phẩm của mình đều được trang bị van cảm biến áp suất lốp như 1 hệ thống an toàn tiêu chuẩn. Đối với một số dòng xe tầm trung thì các chủ xe có thể lựa chọn trang bị thêm cho mình bộ cảm biến áp suất lốp phù hợp với chi phí.
Cấu tạo của cảm biến áp suất lốp
Do có nhiều loại cảm biến áp suất lốp được sản xuất từ nhiều hãng khác nhau nên sẽ có những cấu tạo khác nhưng nhìn chung thì vẫn bao gồm 3 bộ phận chính: van cảm biến, bộ xử lý trung tâm và màn hình hiển thị thông số.
Van cảm biến
Dùng để đo áp suất ở 4 lốp xe, bộ phận này được sản xuất làm bằng thép không bị gỉ nên có thể đặt bên trong hoặc ngoài tùy theo ý chủ xe.

Bộ xử lý trung tâm
Nhận và xử lý các tín hiệu từ 4 van cảm biến rồi đưa lên màn hình hiển thị trên xe ô tô hay điện thoại để người điều khiển xe theo dõi quan sát tình trạng.

Màn hình hiển thị thông số
Hiển thị thông số chi tiết về áp suất và nhiệt độ của từng lốp.

Hệ thống cảm biến áp suất lốp hiển thị trên màn hình DVD GTR G-Ultra
Phân loại cảm biến áp suất lốp xe hơi
Như đã nói trên thì chúng ta có thể phân cảm biến áp suất lốp làm 2 loại:
Cảm biến áp suất lốp trong
Là loại có đầu cảm biến gắn bên trong lốp xe, van cảm biến thay cho van của lốp xe ban đầu.

Cảm biến áp suất lốp ngoài
Là loại có đầu cảm biến gắn vào đầu van của bánh xe.

Chức năng của cảm biến áp suất lốp oto
Có rất nhiều người đặt câu hỏi là “liệu cảm biến áp suất lốp có thực sự mang lại sự an toàn cho xe cũng như người lái hay không?” hay “có nhiều hệ thống an toàn khác rồi, có nên lắp cảm biến áp suất lốp?”... Để trả lời các câu hỏi đó chúng ta hãy cùng tìm hiểu chức năng và lợi ích của cảm biến áp suất lốp:
Đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông
Tăng độ ổn định của xe, theo dõi áp suất bánh xe thường xuyên (phải đảm bảo để bánh xe sẽ không bị non hoặc quá căng) khi di chuyển, tránh ảnh hưởng để khả năng vận hành và an toàn lái xe.
Tiết kiệm nhiên liệu và bảo vệ môi trường
Thiết bị TPMS sẽ hỗ trợ chủ xe biết được khi nào áp suất lốp đủ từ đó giảm thiểu lượng tiêu thụ nhiên liệu và khí thải ra môi trường, mang đến không khí môi trường sống an toàn cho mọi thứ xung quanh.
Kéo dài tuổi thọ lốp xe
Nếu để bánh xe bị quá non, mềm hoặc quá căng sẽ gây hư hỏng, mất an toàn khi di chuyển, chính vì thế người ta mới lắp đặt hệ thống cảm biến áp suất lốp để quan sát tình trạng lốp xe hằng ngày để điều chỉnh cho hợp lý và giảm thiểu chi phí sửa chữa.