Đôi khi, các anh có thể sẽ cảm nhận vô lăng bị nặng tay, tay lái trả chậm hay thậm chí không thể tự trả lái gây ra nhiều phiền phức cho người điều khiển xe. Thường có 5 nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Chủ xe cần tìm cách khắc phục để không ảnh hưởng đến trải nghiệm lái xe và đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển cho chính bản thân và những người xung quanh.
Người lái có thể nhận biết được tình trạng vô lăng bất ổn qua một số dấu hiệu như: cầm vô lăng có cảm giác bị rơ lỏng, nhận thấy độ trễ khi đánh lái hoặc vô lăng chậm, không trả về vị trí trung tâm sau khi đánh lái,... Khi nhận thấy các dấu hiện trên, chủ xe cần nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và tìm cách khắc phục.
Thường có 5 nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xe không thể tự trả lái, tay lái bị rung hoặc khả năng đánh lái kém nhạy.
Áp suất lốp của áp lốp xe thấp hơn thông số tiêu chuẩn được hãng công bố sẽ gây ra hiện tượng ma sát lớn giữa lốp xe và mặt đường, khiến cho trọng tải lên phần bánh xe nặng hơn, dẫn đến trả lái vô lăng chậm. Bên cạnh đó, lốp xe bị non hơi hay bị mòn nhiều cũng khiến cho vô lăng bị trả chậm, gây ra nhiều bất cập cho người cầm lái.
Vị trí thước lái vô cùng quan trọng để liên kết giữa vô lăng và phần bánh trước, nhờ đó người điều khiển có thể điều chỉnh xe đi theo hướng mong muốn. Một khi thước lái có vấn đề, hư hỏng thì sẽ gặp phải các hiện tượng như: vô lăng nặng và trả lái chậm, xuất hiện tình trạng rò rỉ dầu ở hệ thống trợ lực và bộ phận khởi động, các bộ phận trong buồng lái bị bào mòn.
Bơm trợ lực đóng vai trò quan trọng trong việc tạo áp suất cho hệ thống trợ lực lái. Khi bơm trợ lực gặp trục trặc không hoạt động hoặc bị hư hỏng thì người lái sẽ thấy rất khó bỏ lái, vô lăng cho cảm giác nặng hơn bình thường. Trong trường hợp này, bơm trợ lực có thể đã bị mòn cánh bơm, hở đường dầu tới thước bơm, điều này khiến cho vô lăng ngưng hoạt động.
Một trong những nguyên nhân khá phổ biến khiến cho vô lăng không tự trả lái là lượng dầu trong bình trợ lực gần cạn kiệt. Có khá nhiều chủ xe thường không quá để tâm hoặc quên chú ý đến dầu trợ lực của xe.
Sau khi đã tìm được nguyên nhân khiến cho xe không trả vô lăng khi đánh lái, trả lái chậm, chủ xe cần đề ra những giải pháp để khắc phục tình trạng lỗi này để đảm bảo những chuyến đi an toàn.
Khi lốp xe bị non, hết hơi, áp suất lốp xe ở mức thấp, chủ xe nên nhanh chóng bơm căng hơi theo chỉ số PSI được kiến nghị từ nhà sản xuất, thường sẽ tầm khoảng 20 - 40 Psi, phổ biến nhất là khoảng 30 Psi. Để có thể kiểm soát áp suất lốp xe một cách hiệu quả và chính xác thì các chủ xe nên trang bị cho xế cưng của mình một bộ Cảm biến áp suất lốp. Trang bị này giúp đo lường, kiểm soát nhiệt độ và áp suất bên trong xe, đảm bảo an toàn cho xe và người lái.
Tại Auto365, các anh có thể dễ dàng tìm thấy các dòng áp suất lốp chất lượng hàng đầu thị trường. Các sản phẩm này đến từ các thương hiệu hàng đầu như Icar, Vietmap...
Một số sản phẩm cảm biến áp suất lốp nổi bật mà các anh có thể tham khảo như:
CẢM BIẾN ÁP SUẤT LỐP ICAR I34 CHO HYUNDAI, KIA3.500.000 đXem chi tiết |
CẢM BIẾN ÁP SUẤT LỐP ICAR C397 CHO HONDA2.800.000 đXem chi tiết |
|
|
Đưa xe đi bảo dưỡng định kỳ là việc làm vô cùng cần thiết để đảm bảo an toàn. Cần lưu ý trung tâm bảo dưỡng đến vị trí thước lái để tránh trường hợp thước lái bị “lão hóa”, hỏng gây ra tình trạng mất lái khi điều khiển xe.
Thường thì sau một thời gian sử dụng thì bơm trợ lực sẽ xuất hiện tình trạng mòn cánh bơm, hở đường dầu tới thước lái hoặc quá cũ. Chính vì thế, chủ xe cần thường xuyên kiểm tra và khắc phục bằng cách thay mới các bộ phần có dấu hiệu hư hỏng.
Khi vô lăng bị trả chậm, chủ xe cần tra rõ nguyên nhân và khắc phục kịp thời. Đưa xe đi bảo dưỡng định kỳ tại các trung tâm bảo dưỡng và bảo hành uy tín. Ngoài ra, có thể trang bị thêm các trang bị hỗ trợ để kiểm soát và hạn chế tình trạng non lốp như cảm biến áp suất lốp.
Nếu khách hàng quan tâm đến cảm biến áp suất lốp cho ô tô thì có thể ghé đến những Auto365 để được tư vấn kỹ lưỡng.
- Tham khảo thêm bài viết khác