Mỗi khi tăng tốc, bạn nhận thấy ô tô có hiện tượng bị giật thì điều này chứng tỏ động cơ của ô tô đang có dấu hiệu hoạt động không ổn định. Bạn cần đưa ô tô của mình đến ngay các trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa để kiểm tra và khắc phục sự cố càng sớm càng tốt.
Dưới đây là một vài nguyên nhân mà xe ô tô của bạn có thể đã gặp phải.
Lọc gió động cơ sau thời gian dài sử dụng sẽ bị tích tụ nhiều bụi bẩn, gây tắc nghẽn, điều này khiến cho bộ phận cảm biến lưu lượng gió gặp trục trặc và làm lượng gió đi vào khoang máy không đều. Lúc này, động cơ ô tô có thể sẽ xuất hiện những dấu hiệu như giảm công suất, xe bị giật khi bắt đầu tăng tốc, thậm chí xe có thể bị dừng lại khi bạn nhấn ga.
Việc bạn cảm thấy xe bị giật hay rung lắc khi tăng tốc rất có thể là do hệ thống đánh lửa của xe đã bị hư hỏng. Hệ thống đánh lửa bị quá nhiều muội than bám xung quanh hoặc đầu bugi bị mòn làm giảm độ nhạy của điện cực làm chậm quá trình đánh lửa để đốt cháy nhiên liệu.
Ngoài ra, có thể đã có lỗi trong hệ thống dây cao áp hoặc hệ thống phân phối điện, dẫn đến hoạt động của bugi kém. Do đó, nếu xe của bạn bị giật hoặc rung khi tăng tốc, bạn nên kiểm tra lại bugi hoặc hệ thống đánh lửa của mình.
Sự cố hệ thống đánh lửa làm xe bị rung lắc khi tăng tốc" src="https://auto365.vn/uploads/images/tin tức/Tháng 11/12/su-co-he-thong-danh-lua.png" style="width: 100%; height: 100%;" />
Cảm biến lưu lượng không khí là hệ thống giám sát lượng không khí đi vào buồng đốt từ bên ngoài. Khi động cơ ô tô hoạt động với tần suất lớn, bụi bẩn có thể dễ dàng lọt qua bộ lọc gió, dẫn đến việc kiểm soát lượng không khí vào buồng đốt không được chính xác.
Điều này làm nhiễu loạn thông tin khiến động cơ xử lý bị lỗi và khiến xe bị giật khi nhấn ga.
Nhiệm vụ của cảm biến TPS là gửi thông tin về hoạt động của bướm ga về trung tâm xử lý ECU. Cảm biến ECU sẽ nhận thông tin và gửi đủ lượng nhiên liệu cho buồng đốt hoạt động.
Nếu cảm biến TPS gặp sự cố như gãy, hở, hỏng,.. sẽ khiến ECU khó có thể nhận đúng thông tin và tính toán sai, dẫn đến cung cấp lượng nhiên liệu không đều cho động cơ. Nếu mạch điện của cảm biến TPS bị hở thì nhiên liệu sẽ được phun vào ít hơn, đây chính là nguyên nhân dẫn đến những hiện tượng như xe khó khởi động hay bị rung, giật trong quá trình bạn tăng tốc.
Nhiệm vụ chính của cảm biến này là đo hàm lượng oxy còn lại trong khí thải của động cơ và truyền tín hiệu này dưới dạng điện áp đến ECU. ECU sẽ tính toán lượng nhiên liệu và không khí thích hợp để đưa vào buồng đốt. Tuy nhiên, sau quá trình sử dụng lâu dài, cảm biến oxy sẽ bị bám nhiều muội than và bụi bẩn, làm bít các lỗ trên thân cảm biến và làm cho tín hiệu gửi đến cảm biến ECU không chính xác. Điều này khiến động cơ bị mất lửa, hao xăng hơn hoặc ảnh hưởng đến kim phun khiến xe rung lắc khi đạp ga tăng tốc.
ECT đo nhiệt độ nước làm mát cho động cơ và truyền tín hiệu cho ECU. Từ đó, ECU có thể tính toán được lượng nhiên liệu và góc đánh lửa sao cho tối ưu nhất. Nếu cảm biến ECT bị hư và đo nhiệt độ nước làm mát động cơ không còn chính xác có thể khiến xe có dấu hiệu tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn và sẽ bị giật trong quá trình tăng ga.
Van EGR đóng vai trò dẫn một số khí thải từ động cơ trở lại đường ống nạp và vào buồng đốt, hạ nhiệt độ cháy và giảm lượng khí NOx độc hại thải ra môi trường.
Khi EGR bị mòn, nó có thể dễ dàng bị rò rỉ, tắc nghẽn đóng, mở. Điều này làm cho động cơ bị giật khi di chuyển hoặc tắt máy đột ngột do tỷ lệ hỗn hợp nhiên liệu và không khí không phù hợp.
Có nhiều nguyên nhân khiến xe bị giật khi nhấn chân ga. Khi gặp các dấu hiệu trên, người sử dụng ô tô nên tìm kiếm nguyên nhân dẫn đến sự cố và khắc phục ngay, tránh để lâu sẽ gây hại cho động cơ.