Một ngày “xế cưng” của bạn gặp vũng nước lớn, nếu bạn không biết cách xử lý mà cứ thế băng qua thì có thể dẫn đến tình trạng xe bị hư hỏng nặng. Dưới đây là một số kinh nghiệm bạn nên biết khi phải di chuyển ô tô qua vùng nước bị ngập.
Để có thể di chuyển qua vùng nước ngập an toàn, bước đầu tiên bạn cần làm là xác định mực nước vùng ngập có sâu hay không. Tùy vào dòng xe mà bạn đang sử dụng để xác định mực nước chính xác nhất.
Xác định mực nước ngập" src="https://auto365.vn/uploads/upload/images/2022/09/23/xac-dinh-muc-nuoc-ngap.jpg" style="height: 100%; margin-left: 0px; margin-top: 0px; width: 100%;" />
Đối với các dòng xe sedan/hatchback như Kia Morning, Honda City, Mazda 2, Mazda 3,.. có khoảng cách gầm thấp thì mức nước giới hạn có thể lội qua là khoảng 400mm. Nếu bạn đang sở hữu dòng xe SUV và bán tải thì khả năng lội nước vượt trội hơn, có thể lên tới 600mm - 800mm.
Người lái xe nên nắm các thông tin về khả năng lội nước của xe để tránh các tình trạng chết máy khi lội vùng bị ngập.
Bật đèn cảnh báo và đèn ô tô" src="https://auto365.vn/uploads/upload/images/2022/09/23/bat-den-canh-bao-va-den-oto.jpg" style="height: 100%; margin-left: 0px; margin-top: 0px; width: 100%;" />
Trước khi lái xe đi qua đường ngập, hãy bật đèn chiếu sáng và đèn cảnh báo cho các phương tiện xung quanh. Việc bật đèn sáng còn giúp tài xế dễ quan sát và đánh giá độ sâu của nước chính xác hơn.
Nếu đang sử dụng hệ thống điều hòa, bạn nên tắt ngay trước khi đi vào vùng bị ngập. Đây là cách làm giảm tải động cơ xe, dồn toàn lực để lội nước. Bên cạnh đó, hệ thống điều hòa hoạt động trên cơ chế hút khí từ bên ngoài vào, chính vì thế nếu để máy điều hòa hoạt động thì nước dễ bị hút vào trong khoang máy, làm hư hỏng động cơ bên trong.
Chuyển sang số thấp (số 1 hoặc 2) là một bước quan trọng khi lái xe qua đường bị ngập. Khi xe ở số thấp sẽ tạo nên lực kéo cao hơn. Nếu đường ngập với mức thấp và xe đã có quán tính trước đó thì có thể chạy ở số 2, còn nước ngập sâu hơn thì nên đi ở số 1. Đồng thời, đạp đều ga khi di chuyển, tránh chạy nhanh tạo các gợn sóng làm mực nước cao hơn và gây ảnh hưởng đến những phương tiện xung quanh.
Giữ khoảng cách với xe phía trước" src="https://auto365.vn/uploads/upload/images/2022/09/23/giu-khoang-cach-voi-xe-phia-truoc.jpg" style="height: 100%; margin-left: 0px; margin-top: 0px; width: 100%;" />
Để đảm bảo an toàn, hãy giữ khoảng cách với xe phía trước. Khi lái xe qua vùng nước ngập, bạn sẽ bị động, khó có thể xử lý kịp các tình huống bất ngờ. Đặc biệt, trong thời gian này rất kỵ đạp phanh khi xe vẫn còn đang dưới nước.
Từ từ tăng ga khi xe gần thoát khỏi vùng nước sâu. Chú ý quan sát để tránh những xe đi ngược chiều.
Sau khi an toàn ra khỏi vùng nước ngập, đừng vội đạp phanh ga, vì nước chắc chắn vẫn nằm đâu đó trong xe. Tiếp tục cho xe di chuyển từ từ trong khoảng 5 đến 10 phút nữa, vừa đi vừa rà phanh để nước trong phanh ra khỏi đĩa phanh, tránh tình trạng bó phanh sau khi để xe qua đêm. Dọn rác, lá cây ở két nước ô tô và các vị trí khác của xe.
Kiểm tra toàn bộ xe lần cuối. Để đảm bảo an toàn sau này, bạn nên đưa xe đến các trung tâm chăm sóc ô tô để kiểm tra.
Dù làm đúng những bước trên nhưng xe vẫn gặp sự cố giữa vùng nước đang lội, bạn tuyệt đối không được khởi động lại. Đề máy lúc này, chắc chắn nước sẽ tràn vào khoang máy, gây ra nhiều hậu quả khó chữa cho động cơ như thủy kích, gãy tay biên hay vỡ lốc máy, chi phí sửa chữa sẽ vô cùng tốn kém.
Cách xử lý khi xe bị ngưng hoạt động giữa vùng ngập nước." src="https://auto365.vn/uploads/upload/images/2022/09/23/goi-cuu-ho.jpg" style="height: 100%; margin-left: 0px; margin-top: 0px; width: 100%;" />
Nhờ người dân xung quanh hỗ trợ đẩy xe ra khỏi vùng ngập hoặc gọi cho xe cứu hộ để kéo xe về vùng an toàn.